Thoát Nạn Bán Phá Giá Tôm

Mới đây Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra quyết định cuối cùng về thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ tháng 2/2011- 2/2012 với thuế suất 0%.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến tháng 7/2013, tôm xuất sang Mỹ đã đạt 337,6 triệu USD, chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm (1,4 tỷ USD) của Việt Nam. Trong năm nay, ngành tôm Việt Nam kỳ vọng đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,4 tỷ USD.
Việc DOC quyết định thuế chống bán phá giá (CBPG) 0% không phải đã an toàn, vì theo các quy định của Mỹ, mỗi năm đều có rà soát cuối cùng để quyết định đưa mặt hàng nào đó ra khỏi danh mục các sản phẩm CBPG. Đây chỉ là mức thế tạm tính trước khi có các kết quả của đợt xem xét lần thứ 8 tiếp theo.
Ông Nguyễn Văn Bang- Tổng giám đốc Công ty CP thủy sản Cửu Long- cho hay, thuế suất 0% chỉ cho giai đoạn từ năm 2011-2012, trong năm 2013 vẫn còn đang chờ kết quả nên chưa thể mừng vội. Do vậy giá mua nguyên liệu tôm trong thời gian tới vẫn chưa thể đẩy lên cao để chia sẻ khó khăn với người nuôi.
Về phía người nuôi tôm, một chủ một cơ sở nuôi tôm lớn tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, cho rằng, thông tin về việc Mỹ gỡ bỏ mức thuế CBPG đối với các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tôm là một thông tin tốt. Tuy nhiên, vấn đề người dân quan tâm hơn cả là nguồn vốn để nuôi mới, vì hiện nay, nông dân đang phải thu hẹp diện tích nuôi tôm vì không còn đủ vốn đầu tư ao nuôi, con giống và thức ăn sau các vụ thua lỗ trước. Bản thân cơ sở nuôi tôm của ông mọi năm đều có sản lượng trên 200 tấn, nhưng đến thời điểm này chưa tới 100 tấn, giảm hơn 50%.
Theo nhận xét của nhiều người nuôi tôm, việc Mỹ xóa bỏ thuế CBPG với tôm Việt Nam thì các DN sẽ được hưởng lợi nhiều. Vì thông thường trong quá trình thỏa thuận mua tôm nguyên liệu, các DN chế biến thường vin vào cớ phải đóng các khoản thuế như CBPG, chống trợ cấp và dư lượng các chất kháng sinh để giảm giá mua khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg tôm. Do vậy, nếu các DN được giảm thuế khi xuất khẩu mà vẫn mua với giá như hiện nay thì chắc chắn lợi nhuận của DN sẽ nhiều hơn. Còn DN có chia sẻ lợi nhuận với người nuôi hay không thì... khó biết được.
Theo Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), hiện nay do sắp vào mùa lạnh nên nông dân đã dừng thả nuôi tôm. Phải đến khoảng tháng 12/2013, người dân ở các vùng Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau mới bắt đầu nuôi mới nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex) đã cùng với 30 DN và hơn 400 nhà đầu tư tham dự sự kiện Gateway to Việt Nam 2014 với chủ đề “Tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam”. Tại sự kiện, Seaprodex đã có buổi giới thiệu, giao lưu gặp gỡ với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Seaprodex có nhiều sản phẩm thủy sản khác nhau: cá tầm, cá tra, cá chẻm, cá hường, cá đục, cá thu… đặc biệt mặt hàng tôm XK của Seaprodex rất được thị trường các nước EU, Mỹ, Nhật, Úc và thị trường châu Á ưa chuộng. Riêng đối với sản phẩm cá tầm, Seaprodex đang triển khai nuôi cá tầm thương phẩm tại hồ Kala, huyện Di Linh, Lâm Đồng với diện tích mặt hồ là 320 ha, cung cấp một lượng cá tầm lớn trên thị trường trong nước và XK. Với nhiều lợi thế về ngành nghề kinh doanh, tiềm năng phát triển của mình, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam đã thu hút được hơn 50 nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm và tìm kiếm cơ hội đầu tư hợp tác với Seaprodex. Dự kiến cuối năm 2014, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra

Đang làm vị trí trưởng phòng tại một công ty cơ khí, anh Chính lại quyết định bỏ công việc để về xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) mở trại nuôi thỏ. Đó là câu chuyện của anh Dương Văn Chính (SN 1980) từ kỹ sư cơ khí trở thành người nhân thành công giống thỏ lai thu lãi ròng mỗi năm khoảng 360 triệu đồng.

Từ chỗ chỉ hơn 1.000 con với vài hộ nuôi vào thời gian đầu, đến nay trên địa bàn ấp Đồng Chèo, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có 11 trang trại nuôi heo với gần 20.000 con. Hiện nay, Đồng Chèo là điểm sáng về chăn nuôi của xã.

Sau hai chuyến hành trình bay thẳng, ngày 23/9 và 30/9/2014, các chuyên cơ của Hãng hàng không Qantas Airways, Australia đã chở 400 con bò cao sản mang thai được Vinamilk nhập từ Úc về Việt Nam qua cảng Hàng không sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

Tiếp nối Vinamilk, TH Milk, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cùng Nutifood cũng đầu tư trang trại nuôi quy mô công nghiệp bò sữa và chế biến sữa ở Gia Lai. Mới đây, Tập đoàn Đức Long Gia Lai liên kết với Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa công nghiệp cũng ở Gia Lai.