Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thỏa Giấc Mơ Đóng Tàu Lớn

Thỏa Giấc Mơ Đóng Tàu Lớn
Ngày đăng: 18/11/2014

UBND tỉnh  vừa xét duyệt 6 cơ sở đóng tàu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đủ tiêu chuẩn đóng tàu lớn vươn khơi theo Nghị định 67 của Chính phủ. Đây là tin vui để những cơ sở đóng tàu tiếp tục “nâng cấp” về thiết bị, nhân lực để đóng những con tàu lớn...

Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Tân An, xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi), một trong 6 cơ sở được tỉnh duyệt đủ tiêu chuẩn đóng mới, thời điểm này khá nhộn nhịp. Chỉ vào đôi tàu có công suất gần 600CV vừa hoàn thành đóng mới và đã làm lễ hạ thủy, ông Cao Minh Êm, thôn Tân An vui mừng, bảo: “Con tàu cứng cáp lắm.

Hy vọng nó chịu sóng gió biển khơi”. Đôi tàu của ông Minh đóng mới trị giá 6,5 tỷ đồng, số tiền mà ông tích cóp sau nhiều năm làm ăn có hiệu quả từ đôi tàu có công suất 250CV ở ngư trường Hoàng Sa.

Không những đôi tàu của ông Minh, mà từ cơ sở đóng mới và tu sửa tàu thuyền Tân An này, đã có nhiều con tàu đánh bắt khơi xa, vững chãi vượt qua bao đợt bão lớn trở về trong niềm vui của mọi người. Đã 8 năm rồi, khi nhắc lại chuyện vượt bão Chanchu, ngư dân Nguyễn Hồng Anh vẫn một mực khẳng định, bên cạnh may mắn thoát nạn, phần nhiều nhờ những con tàu lớn.

“Rơi vào vùng tâm bão thì ngoài kinh nghiệm để vượt  gió to sóng lớn, điều phải kể đến là sức chịu đựng của chính con tàu”. Thoát bão Chanchu trở về còn có tàu của anh Hùng, anh Thuận. Các con tàu vượt bão này đều được “khai sinh” từ cơ sở đóng mới tàu thuyền Tân An.

Tiếng lành đồn xa, sau mỗi mùa biển tàu thuyền về triền đà Tân An tu sửa, nâng cấp, đóng mới tấp nập. Trong mùa biển năm nay, cơ sở nhận đóng mới 30 chiếc, sửa chữa nâng cấp 100 chiếc. Đến thời điểm này, cơ sở đã đóng hoàn thành 25 chiếc, công suất từ 400 – 1.000CV.

“Để hình thành một cơ sở đóng mới và tu sửa, nâng cấp tàu thuyền được bà con đồng tình ủng hộ là không chỉ có mặt bằng đảm bảo, mà phải có vị trí thuận lợi nằm bên dòng sông có độ sâu, trang thiết bị hiện đại và đội thợ có tay nghề, kỹ thuật cao”, anh Lê Văn Phượng - chủ cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Tân An khẳng định.         

Cơ sở của anh Phượng đã hình thành hơn 20 năm. Để đóng tàu ngày một cứng cáp hơn, anh Phượng đã đầu tư nhiều trang, thiết bị, dụng cụ đóng tàu. Nhưng điều quan trọng nhất là phải có đội thợ giàu kinh nghiệm. Chính vì vậy nên bên cạnh lớp thợ già giàu kinh nghiệm, anh còn tuyển chọn những kỹ sư trẻ được đào tạo bài bản.

Đến nay, cơ sở đóng mới và tu sửa tàu thuyền Tân An đã có mặt bằng 2.800m2, nhà điều hành, dụng cụ thiết bị hiện đại và trên 40 người thợ có tuổi nghề từ 2 – 30 năm. Trong đó, có 2 kỹ sư được đào tạo trường lớp và 6 người thợ có trình độ tương đương với kỹ sư đóng tàu theo kinh nghiệm dân gian.

Nhờ thiết bị, dụng cụ đảm bảo, cùng với tay nghề của đội thợ đóng mới, sửa tàu giàu kinh nghiệm nên ở cơ sở đóng sửa tàu thuyền này đã đóng mới hàng trăm con tàu vừa đánh bắt an toàn, vừa hiệu quả và là điều kiện để cơ sở của anh Phượng được tỉnh xét duyệt đảm bảo tiêu chuẩn để đóng mới tàu thuyền theo Nghị định 67.

Cùng với cơ sở đóng mới và tu sửa tàu thuyền Tân An, các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Phổ An, cơ sở Thái Văn Thi (xã Phổ Quang), Hợp tác xã Viễn Đông – Sa Huỳnh xã Phổ Thạnh (Đức Phổ); Công ty TNHH MTV 19/5 xã Bình Châu (Bình Sơn), xưởng đóng sửa tàu thuyền Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi) cũng vừa được tỉnh xét duyệt đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ gỗ theo Nghị định 67.  Những cơ sở này sẽ đóng những con tàu từ 100 – 200 tấn, với công suất từ 400 – 1.000CV theo đơn đặt hàng.

Anh Lê Văn Phượng - chủ cơ sở đóng sửa tàu thuyền Tân An, bộc bạch: Được tỉnh duyệt cho phép đóng những con tàu lớn chúng tôi rất mừng. Nhưng  đây cũng là “thách thức” để các cơ sở đóng sửa tàu thuyền phải nỗ lực vươn lên. Cơ sở của tôi sẽ tiếp tục đầu tư thêm 3 tỷ đồng để nâng cấp trang thiết bị.

Còn ông Lê Trung Thành – Giám đốc Hợp tác xã tàu thuyền Viễn Đông – Sa Huỳnh (Đức Phổ) thì cho biết: Hợp tác xã đang tính toán đầu tư 7 tỷ đồng để nâng cấp đường ray, giàn đẩy kéo tàu và hệ thống nhà xưởng... Hiện đã có hai chủ hộ được xét duyệt vay vốn theo Nghị định 67 đăng ký đóng tàu tại triền đà. Hợp tác xã sẽ phấn đấu đáp ứng theo nhu cầu của ngư dân.

Nguồn bài viết: http://baoquangngai.vn/channel/2025/201411/thoa-giac-mo-dong-tau-lon-2352130/


Có thể bạn quan tâm

Tôn vinh những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, sáng tạo Tôn vinh những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, sáng tạo

Chiều 17/5, TW Hội NDVN phối hợp với Ban Khoa giáo Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức buổi giao lưu, gặp gỡ những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc, tôn vinh những gương nông dân có nhiều sáng tạo trong lao động sản xuất và những đóng góp cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn .

23/12/2015
TPP mở thêm cơ hội cho các công ty Nhật vào Việt Nam TPP mở thêm cơ hội cho các công ty Nhật vào Việt Nam

Nikkei nhận định, TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các công ty Nhật thâm nhập thị trường Việt Nam, với 20 ngành hàng được tự do hóa.

13/11/2015
Lãi 300 triệu đồng mỗi ha rau VietGAP Lãi 300 triệu đồng mỗi ha rau VietGAP

2ha rau cải xanh của anh Trần Văn Hương ở thôn Lạc Nghiệp, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã được Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3 (thuộc Bộ NNPTNT) cấp chứng nhận vào ngày 12.4.2012.

25/12/2015
Hiệu quả từ một dự án Hiệu quả từ một dự án

Đạ Sar là một xã nghèo nằm trong chương trình 30a của chính phủ, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm chủ yếu, hầu hết bà con đồng bào dân tộc còn tồn tại các tập quán canh tác lạc hậu.

25/12/2015
Trang trại tiền tỷ trên cát trắng Trang trại tiền tỷ trên cát trắng

Chị Bòng cho biết, thu nhập hàng năm của gia đình chị sau khi trừ chi phí vẫn còn 800 triệu đồng... Là người tiên phong trong việc chuyển đổi mô hình sinh kế mới của người dân vùng cát trắng xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, chị Hồ Thị Bòng, thôn Đông Hải, xã Quảng Ngạn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

25/12/2015