Thịt lợn hơi của Nga được giá

Theo trang tin nông nghiệp genesus.com của Canada, mặc dù biện pháp trừng phạt đối với thực phẩm NK từ EU kéo dài thêm một năm nữa nhưng nông nghiệp, đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi lợn của Nga vẫn phát triển ổn định.
Chính phủ Nga đã áp dụng chính sách tăng cường đầu tư cho nông nghiệp nhằm thay thế NK có tác động mạnh mẽ, nhiều trang trại mới vừa được xây dựng thêm, và mở rộng các trang trại hiện có.
Dự kiến trong 4 hoặc 5 năm tới số lượng trang trại, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, cơ sở giết mổ và chế biến thịt lợn sẽ tăng lên gấp đôi.
Giá thịt lợn hơi ở Nga đầu tháng 7/2015 đứng ở mức 113 rúp/kg (2,09 USD). Giá chi phí ngũ cốc cho mỗi kg thịt vào khoảng 47 rúp/kg (0,87 USD). Giả sử thức ăn đầu vào chiếm 60% chi phí chung cho các trang trại mới xây dựng theo mức lãi suất đi vay, thì chi phí sản xuất vào khoảng 79 rúp/kg (1,46 USD), lợi nhuận cho một con lợn trọng lượng hơi 120kg sẽ là 4.072 rúp (75,6 USD).
Với chi phí đầu tư xây dựng hiện tại một trang trại lợn mới xây dựng sẽ có lợi nhuận trên đầu tư đạt mức 25% mỗi năm. Tuy nhiên đối với các trang trại mới, chất lượng thịt đang trở thành một vấn đề bức xúc, nhu cầu thịt nạc tăng, trái ngược với truyền thống của Nga là ưa thịt béo, thậm chí giá tương đương thịt nạc.
Có thể bạn quan tâm

Dễ nuôi, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, lại có thu nhập cao nên mô hình nuôi lươn không bùn đang được nhiều bà con nông dân theo đuổi.

Hiện nay, mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ sinh học đang được mở rộng trên toàn quốc vì đây là mô hình thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng, an toàn cho người tiêu dùng và không hại đến môi trường. Tại huyện Bình Đại, diện tích trồng rau an toàn đang dần được mở rộng, đặc biệt hai xã Châu Hưng và Phú Long là 2 xã tiên phong trong phong trào chuyển đổi canh tác trồng rau theo hướng hữu cơ sinh học, đem lại an toàn và lợi nhuận cho người dân.

Thời gian gần đây, giá nhiều loài hoa tại Đà Lạt, Lâm Đồng đã xuống chạm đáy khiến tiền bán hoa không đủ để chi trả giá thuê nhân công thu hoạch.

Trong khi các vùng triều trong tỉnh Quảng Ngãi, người nuôi tôm điêu đứng vì tôm dịch bệnh, nhiều hộ phải bỏ hồ hoang thì ở cánh đồng triều thuộc xã Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh) nông dân đã chuyển sang nuôi cá chẽm. Hơn 3 năm cá chẽm đã sống thích nghi với nguồn nước đồng triều nơi này và giải quyết được cuộc sống khốn khó cho bà con. Riêng vụ mùa năm nay, bà con nuôi cá vừa được mùa, được giá nên niềm vui như nhân đôi.

Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi hươu, nai Hiếu Liêm (xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể.