Thịt lợn hơi của Nga được giá

Theo trang tin nông nghiệp genesus.com của Canada, mặc dù biện pháp trừng phạt đối với thực phẩm NK từ EU kéo dài thêm một năm nữa nhưng nông nghiệp, đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi lợn của Nga vẫn phát triển ổn định.
Chính phủ Nga đã áp dụng chính sách tăng cường đầu tư cho nông nghiệp nhằm thay thế NK có tác động mạnh mẽ, nhiều trang trại mới vừa được xây dựng thêm, và mở rộng các trang trại hiện có.
Dự kiến trong 4 hoặc 5 năm tới số lượng trang trại, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, cơ sở giết mổ và chế biến thịt lợn sẽ tăng lên gấp đôi.
Giá thịt lợn hơi ở Nga đầu tháng 7/2015 đứng ở mức 113 rúp/kg (2,09 USD). Giá chi phí ngũ cốc cho mỗi kg thịt vào khoảng 47 rúp/kg (0,87 USD). Giả sử thức ăn đầu vào chiếm 60% chi phí chung cho các trang trại mới xây dựng theo mức lãi suất đi vay, thì chi phí sản xuất vào khoảng 79 rúp/kg (1,46 USD), lợi nhuận cho một con lợn trọng lượng hơi 120kg sẽ là 4.072 rúp (75,6 USD).
Với chi phí đầu tư xây dựng hiện tại một trang trại lợn mới xây dựng sẽ có lợi nhuận trên đầu tư đạt mức 25% mỗi năm. Tuy nhiên đối với các trang trại mới, chất lượng thịt đang trở thành một vấn đề bức xúc, nhu cầu thịt nạc tăng, trái ngược với truyền thống của Nga là ưa thịt béo, thậm chí giá tương đương thịt nạc.
Có thể bạn quan tâm

Cặm cụi thu hoạch luống rau cho kịp phiên chợ, ông Hoàng Văn Tứ - xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), buồn rầu nói: “Nhà mấy miệng ăn trông chờ cả vào mấy sào rau này. Cứ tưởng sẽ kiếm được mấy đồng để gia đình ăn Tết, giờ chẳng biết phải làm sao nữa”.

Chiều 28/1, Chi Cục bảo vệ Thực vật tỉnh phối hợp với Công ty bảo vệ Thực vật An Giang tổ chức cấp phát thuốc và hướng dẫn nông dân Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Kiến 3 (TP Tuy Hòa) phun thuốc đặc trị Fuan phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa.

“Cứ ngỡ sau trận lũ lớn hồi giữa tháng 11.2013 thì ruộng sẽ sạch chuột, ốc bươu vàng (OBV). Vậy mà không ngờ, chuột vẫn kéo đàn, kéo đống về lượm giống; còn OBV thì ăn sạch lúa non.

Bằng sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ đầy tâm huyết của các nhà máy đường mà vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp (vùng mía trọng điểm của tỉnh và khu vực ĐBSCL) ngày một đổi thay. Xuân Giáp Ngọ năm nay, bà con trồng mía nơi đây đón Tết trong không khí phấn khởi bên những cải tiến về khoa học kỹ thuật, công trình đã và đang được đầu tư.

Ngày 31-1 (mùng 1 tết), một số nông dân có ao, hồ, bè nuôi cá nước ngọt với diện tích lớn cho biết, dịp tết Nguyên đán năm nay các loại cá nước ngọt đều ế hàng và giá giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg so với ngày thường. Cụ thể, giá cá điêu hồng nông dân bán tại hồ, bè chỉ còn 32-33 ngàn đồng/kg, cá chép còn 40-42 ngàn đồng/kg, cá lóc 27-28 ngàn đồng/kg...