Thịt lợn hơi của Nga được giá

Theo trang tin nông nghiệp genesus.com của Canada, mặc dù biện pháp trừng phạt đối với thực phẩm NK từ EU kéo dài thêm một năm nữa nhưng nông nghiệp, đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi lợn của Nga vẫn phát triển ổn định.
Chính phủ Nga đã áp dụng chính sách tăng cường đầu tư cho nông nghiệp nhằm thay thế NK có tác động mạnh mẽ, nhiều trang trại mới vừa được xây dựng thêm, và mở rộng các trang trại hiện có.
Dự kiến trong 4 hoặc 5 năm tới số lượng trang trại, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, cơ sở giết mổ và chế biến thịt lợn sẽ tăng lên gấp đôi.
Giá thịt lợn hơi ở Nga đầu tháng 7/2015 đứng ở mức 113 rúp/kg (2,09 USD). Giá chi phí ngũ cốc cho mỗi kg thịt vào khoảng 47 rúp/kg (0,87 USD). Giả sử thức ăn đầu vào chiếm 60% chi phí chung cho các trang trại mới xây dựng theo mức lãi suất đi vay, thì chi phí sản xuất vào khoảng 79 rúp/kg (1,46 USD), lợi nhuận cho một con lợn trọng lượng hơi 120kg sẽ là 4.072 rúp (75,6 USD).
Với chi phí đầu tư xây dựng hiện tại một trang trại lợn mới xây dựng sẽ có lợi nhuận trên đầu tư đạt mức 25% mỗi năm. Tuy nhiên đối với các trang trại mới, chất lượng thịt đang trở thành một vấn đề bức xúc, nhu cầu thịt nạc tăng, trái ngược với truyền thống của Nga là ưa thịt béo, thậm chí giá tương đương thịt nạc.
Có thể bạn quan tâm

Đơn giản cơ chế, xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, thúc đẩy tư duy sản xuất hàng hóa… là những giải pháp căn cơ được nhiều chuyên gia khuyến cáo nhằm tháo gỡ khó khăn cho XK gạo của Việt Nam, tiến tới nâng cao giá trị gia tăng và đảm bảo sự phát triển vững bền ngành lúa gạo trong tương lai.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam lại phụ thuộc quá lớn vào thị trường dễ “nóng - lạnh” như Trung Quốc

Thị trường lúa gạo năm 2015 trong tình trạng cảnh báo giá gạo châu Á có thể sẽ tăng bởi El Nino làm giảm sản lượng và lượng tồn trữ khổng lồ đang giảm dần.

Chưa tính ở các cửa khẩu khác, chỉ riêng tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), hiện mỗi ngày đã có gần 100 tấn cam Trung Quốc được nhập về Việt Nam. Đa số được tiêu thụ ở khu vực phía Bắc, nhất là Hà Nội

Dù là hàng cấm, chưa có cơ sở khoa học chứng minh tác dụng chữa bệnh ung thư nhưng vảy tê tê vẫn được các đầu nậu vô tư mua bán, trục lợi.