Thịt, sữa ngoại giá rẻ tràn ngập, nông dân hết đường sống?

Sữa, thịt bò, thịt lợn bị tác động mạnh
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tác động đáng kể tới ngành chăn nuôi Việt Nam, theo một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Đại học Kinh tế Quốc Dân công bố.
Theo đó, sản xuất trong nước có xu hướng bị thu hẹp do cạnh tranh đến từ các nước tham gia TPP, đặc biệt là đối với ngành thịt. Người tiêu dùng/nhà nhập khẩu sẽ được lợi, trong khi phần lớn người sản xuất/xuất khẩu bị thiệt hại do không cạnh tranh được với mặt hàng “ngoại”.
TS. Nguyễn Thị Thu Hằng, Kinh tế trưởng của VEPR, cho biết, nhập khẩu dự báo sẽ tăng mạnh ở thịt gia cầm và lợn, sản phẩm sữa. Việt Nam tăng lượng thịt gia cầm và lợn nhập từ Mỹ, giảm thịt bò trâu, đại gia súc nhập từ Ấn Độ. Ngoài ra, Việt Nam sẽ nhập khẩu một số thịt gia cầm từ Canada.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, cho rằng, khi gia nhập TPP, các nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là về chăn nuôi gia súc lớn như Mỹ, Úc có thể làm thay đổi cấu trúc thị trường trong toàn khối TPP, trong đó có Việt Nam.
Ngành chăn nuôi Việt Nam đang yếu thế khi gia nhập TPP
Cụ thể, các mặt hàng sữa, thịt bò, thịt lợn sẽ bị cạnh tranh nặng nề do nước ta không có lợi thế chăn nuôi gia súc lớn. Ngành gia cầm cũng bị ảnh hưởng nhưng ở mức độ nhẹ hơn.
Theo ông Thành, doanh nghiệp trong những ngành sản xuất này sẽ chịu ảnh hưởng lớn và tương đối đột ngột. Tuy nhiên, các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ mới chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi TPP được ký kết, bởi họ vẫn còn rất mơ hồ và thiếu kiến thức về vấn đề này.
Đơn cử như chuyện doanh nghiệp sữa trong nước vừa sử dụng sữa nguyên liệu nhập ngoại, vừa sử dụng nguồn sữa tươi của nông dân. Gần đây, khi giá sữa tươi thế giới giảm mạnh thì doanh nghiệp sẽ bở rơi nông dân để quay sang nhập khẩu sữa bột với giá thấp hơn nhiều. Sữa vẫn làm ra nhưng giá - hoặc sẽ giảm mạnh, hoặc phải đổ đi vì không ký được hợp đồng với doanh nghiệp nữa, ông Thành nói.
Chính sách đang “nhấn chìm” ngành chăn nuôi
Nhiều chuyên gia cho rằng, ngành chăn nuôi Việt Nam yếu kém chính là do cơ chế chính sách. Chỉ khi những vướng mắc, bất cập này được tháo gỡ thì chăn nuôi trong nước mới đủ sức đương đầu trước “sóng lớn”.
TS. Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, đưa ra ví dụ, nếu nhập khẩu các bộ phận của con gà về thì chịu thuế 20%, nhưng gà để nguyên con lại là 40%. Các doanh nghiệp giờ đang lách bằng cách chỉ cắt đầu gà để bên cạnh để được hưởng thuế suất 20%.
Bên cạnh đó, mỗi năm lại có thêm nhiều sản phẩm gà nhập lậu chưa kiểm soát hết được. Đó là mối nguy lớn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đại diện Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, cần đầu tư gỡ khó trong chính sách mới có thể gúp ngành chăn nuôi vững vàng hội nhập. Trong đó, quan trọng nhất chính là cơ chế tín dụng phải thay đổi, như lãi suất thấp hơn, phù hợp với chu trình và tính thời vụ để giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm.
Đồng quan điểm, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, cũng chất vấn, "Thái Lan xuất khẩu được 4 tỷ USD tiền gà công nghiệp, tại sao ta chưa làm được? Lãi suất thương mại không nước nào giống Việt Nam (11%/năm), còn lãi suất ưu đãi 7% thì phải doanh nghiệp vừa và nhỏ mới được vay. Trong khi đó, ở Trung Quốc lãi suất là 5%, Thái Lan 3%, Mỹ 0,5%,...
Thế nên, doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh nổi”, ông Lịch dẫn chứng.
Có thể bạn quan tâm

Dù vậy, hiện tại người trồng thanh long lại lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng và để dưỡng sức cho cây nên khi mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ. Cung thiếu, cầu tăng đã đẩy giá thanh long lên.

Ngày 10/7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cùng đại diện Vụ Kế hoạch, Cục Trồng trọt, Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN làm việc với tỉnh Tây Ninh để kiểm tra tình hình phát triển cây cao su cũng như tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh này.

Với giá giống ba ba 1 tuần tuổi bình quân 150.000đ/con; ba ba sinh sản 600 - 700.000đ/kg; ba ba thương phẩm từ 300.000 - 350.000đ/kg, nhiều hộ có thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/năm, cá biệt có gần chục hộ thu nhập bình quân 1 tỷ đồng/năm.

Ở ĐBSCL có 3 vụ lúa chính ĐX, HT và TĐ. Còn lại vụ lúa mùa ở địa phương vùng ven biển diện tích và sản lượng không đáng kể. Đến cuối tháng 9, lúa TĐ thu hoạch xong, các vụ lúa chính trong năm kết thúc và phải chờ đến 3 tháng sau vụ lúa ĐX mới thu hoạch. Trong khoảng thời gian này lượng lúa trong vùng không còn nhiều nên thường gọi là mùa giáp hạt và lúa gạo bán ra rất ít khi giảm giá.

Có một nghịch lý là, mặc dù Việt Nam là quê hương của nhiều loại nông sản, trái cây, nhưng lượng hàng nông sản thâm nhập vào hệ thống các siêu thị hiện nay rất khiêm tốn. Các chuyên gia trong ngành cho rằng, nếu tất cả các siêu thị trên toàn quốc đều rộng cửa cho nông sản Việt, thì vấn đề giải quyết khâu tiêu thụ nông sản không phải là bài toán quá khó như chúng ta tưởng.