Thịt heo vừa ngon và sạch

Điều này cũng dễ hiểu vì theo khảo sát gần nhất được Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) công bố thì trong cơ cấu tiêu thụ thịt của người Việt, thịt heo chiếm tới 73,3%, thịt gia cầm là 17,5% và chỉ 9,2% còn lại là thịt đỏ (bò, trâu, dê, cừu…).
Xoay xở để có thịt sạch
Chị Thanh Hiếu (nhân viên văn phòng tại quận Tân Bình, TP HCM) cho biết khi mới có con nhỏ, chị thường ăn thịt heo được gửi từ quê vào.
“Mình mua chủ yếu là vì niềm tin!” - chị Hiếu chia sẻ.
Thịt an toàn là nguồn thịt được giám sát chặt chẽ từ trại nuôi đến tay người tiêu dùng
Nhưng được vài tháng thì chị ngưng vì nguồn thịt không đều đặn, đặt mua khá vất vả.
Chính vì vậy, chị Hiếu phải tính đến chuyện tìm nơi mua thịt uy tín và thuận tiện ngay tại TP HCM để có thịt tươi sống chế biến những món ăn ngon hằng ngày.
Khi nghe thông tin về thịt heo siêu nạc do được nuôi bằng chất cấm, bà Thu Ngân (nội trợ; ngụ quận 7, TP HCM) không khỏi lo lắng vì thịt heo là thành phần nguyên liệu chính trong mỗi bữa ăn của gia đình.
Từ đây, bà mới bắt đầu tìm hiểu về thịt heo sạch và từ bỏ thói quen mua thịt heo ở chợ cóc gần nhà vì dễ dính heo lậu không qua kiểm soát.
Theo khảo sát, gần đây người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mua thịt trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng chuyên về thực phẩm sạch do có điều kiện tốt về bảo quản nên yên tâm hơn.
Sạch là yếu tố sống còn
Khi đời sống kinh tế khá hơn, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến hình thức bên ngoài, giá cả mà còn quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ, quy trình nuôi trồng, thương hiệu…
Với rau quả, các mặt hàng được trồng đạt chứng nhận quy trình thực hành sản xuất tốt (Gap) như VietGap (tiêu chuẩn của Việt Nam), GlobalGap (tiêu chuẩn toàn cầu), EUGap (tiêu chuẩn châu Âu) hay cao hơn là Oganic (hữu cơ - canh tác không hóa chất) được người tiêu dùng tin tưởng là hàng sạch, an toàn khi sử dụng.
Còn ngành chăn nuôi, gần đây, với sự hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và cơ quan chức năng, hàng ngàn hộ dân đã bắt đầu hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã, áp dụng quy trình mới, bảo đảm cung cấp sản phẩm heo sạch ra thị trường.
Đây cũng là yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững.
Đầu tư vào Việt Nam hơn 20 năm qua, Công ty CP Chăn nuôi C.P.
Việt Nam (CPV) là đơn vị tiên phong xây dựng thành công hệ thống chăn nuôi khép kín 3F (Feed-Farm-Food), kiểm soát thịt heo an toàn, thường được hiểu là “sạch từ trang trại đến bàn ăn”.
Theo đó, “Feed” là thức ăn chăn nuôi được bảo đảm đầy đủ các yếu tố về cân đối dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của vật nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường qua chất thải; “Farm” là trang trại chăn nuôi phát triển theo quy mô công nghiệp, vật nuôi được bố trí trong điều kiện trại kín, đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh, sử dụng điều hòa nhiệt độ làm mát nhằm ngăn chặn dịch bệnh;
“Food” là heo thịt CP được quản lý nguồn gốc một cách nghiêm ngặt, hoàn toàn không chứa chất tạo nạc hay bất kỳ hóa chất nào nằm trong danh mục chất cấm.
Chăn nuôi sạch không chỉ là yêu cầu từ thị trường mà còn là yếu tố sống còn của ngành chăn nuôi Việt Nam trước sức ép của thịt nhập khẩu, vốn đến từ những nước có nền chăn nuôi phát triển và có tiếng quản lý tốt về an toàn thực phẩm.
Vì vậy, thịt nội phải tạo được niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng, an toàn về thực phẩm để không phải nhường sân cho thịt ngoại ngay trên sân nhà.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của ngành lâm nghiệp tỉnh, năm 2010, Lào Cai có 7.785 ha sắn, đến cuối năm 2012 diện tích tăng lên là 9.305 ha sắn và trong năm 2013, con số này được đánh giá là tương đương.

Nằm trong hợp phần B của Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ, liên minh sản xuất cà phê bền vững Chư Prông (Gia Lai) giữa Tổ hợp tác gồm 100 hộ nông dân các xã Ia Phìn, Ia Băng, Ia Kly và thị trấn Chư Prông được triển khai thực hiện năm 2010.

Anh Lâm Văn xuyến, 58 tuổi, ở thôn đầu suối A (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc) trồng thí điểm 3.000 cây chuối trên 3 ha đất rẫy.

Là huyện miền núi ven biển có gần 70% là người dân tộc thiểu số, 5/6 xã là vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế, nên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa không chỉ đối với đời sống người dân mà còn là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế huyện Thuận Bắc phát triển.

Nhìn lại năm qua, với tổng sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh lên khoảng 63.669 tấn, vượt 11,7% kế hoạch và tăng 13,9% so với năm trước, có thể lạc quan trước sức phát triển mới về năng lực tàu cá tỉnh ta. Tuy nhiên, nếu nhìn ở cơ cấu hải sản đánh bắt với 80% sản lượng là cá cơm, cá nục và hầu như chưa có sự chuyển dịch đáng kể nào về thuyền nghề, chúng tôi không khỏi băn khoăn trước tương lai nghề cá tỉnh nhà.