Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thiếu Số Liệu Chính Xác Về Cá Tra Nguyên Liệu

Thiếu Số Liệu Chính Xác Về Cá Tra Nguyên Liệu
Ngày đăng: 25/09/2013

Tại một số tỉnh ở ĐBSCL xảy ra tình trạng nơi thì dư thừa cá tra nguyên liệu, nơi đủ và có nơi lại thiếu trầm trọng. Tuy nhiên, một điểm chung là các địa phương đều khó khăn trong việc thiếu số liệu chính xác về nguyên liệu cá tra.

Trước thông tin thiếu nguyên liệu cá tra đáng lẽ anh Đức, chủ những ao cá tra phải vui mừng. Tuy nhiên, từng ngày trôi qua anh đang lo lắng không biết tiêu thụ lượng cá này như thế nào. Bởi một phần là cá quá nhỏ chưa đủ kích cỡ để bán, phần lớn còn lại do cá quá to trên 1 kg/con nên cuối cùng không thể bán cho doanh nghiệp nào.

Anh Phạm Hữu Đức, Xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Thời gian trước giá cả giảm sút chỉ còn khoảng 19.000 đồng/kg, lỗ đến 2.500 đồng/kg nên không bán. Giờ lứa cá này sau thời gian cho ăn đã quá lớn nên không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ mua loại cá dưới 1 kg".

Tại Công ty thủy sản Trường Giang, đáng lẽ mỗi tháng doanh nghiệp này phải chế biến xuất khẩu khoảng 7-8 tấn nguyên liệu cá tra, nhưng do thiếu hụt nghiêm trọng nguyên liệu cá tra nên hiện chỉ sản xuất với khoảng 50-60% công suất.

Tuy nhiên, cứ ngỡ doanh nghiệp nào cũng rơi vào hoàn cảnh thiếu trầm trọng nguyên liệu cá tra, nhưng cũng có những doanh nghiệp vẫn chủ động được nguyên liệu. Doanh nghiệp vẫn đáp ứng được sản lượng 75 tấn cá/ngày cho xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu cá được doanh nghiệp chủ động tự nuôi chiếm 70%, và 30% ổn định lấy từ nguồi nông dân.

Hiệp hội thủy sản Việt Nam cũng cho biết, hiện một số hộ dân nuôi cá chưa đủ kích cỡ thương phẩm để xuất khẩu và phải tiếp tục nuôi thời gian ngắn nữa nên cũng có thể xảy ra tình trạng thiếu cá cho việc chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, theo thống kê từ các tỉnh sự thiếu hụt nguyên liệu cá lại không quá nghiêm trọng như những thông tin vừa qua.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng: "Năm nay, tình trạng bỏ ao của người nuôi chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến vấn đề nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy. Tuy nhiên, do nhu cầu từ phía các nhà nhập khẩu cũng có sự giảm nên việc thiếu nguyên liệu cũng sẽ xảy ra ở một giai đoạn nhất định. Nếu cho rằng thiếu một cách trầm trọng thì cũng chưa đến mức như vậy".

Ông Hòe cũng cho biết, điều chính yếu hiện nay là không có bất cứ một khảo sát cụ thể nào về diện tích nuôi và quá trình nuôi cá của người dân và ngay cả các doanh nghiệp tổ chức nuôi. Từ những thống kê không chính xác, không đầy đủ về số liệu về nguyên liệu cá tra khiến cho người dân nuôi cá loay hoay tìm đầu ra và doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi thu mua.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Sầu Riêng Ngũ Hiệp Sang Trung Quốc Xuất Khẩu Sầu Riêng Ngũ Hiệp Sang Trung Quốc

Theo ông Lê Hữu Hải, trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, từ tháng 3.2012, công ty Capital Link International Trading (Trung Quốc) đã ký hợp đồng thu mua trái sầu riêng của hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp (xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

22/04/2012
Ô Nhiễm, Tôm Chết Trắng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Ô Nhiễm, Tôm Chết Trắng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Vụ tôm sú năm 2011-2012, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại nặng khi tôm mới thả nuôi đã chết hàng loạt do bị bệnh hoại tử gan tụy.

23/04/2012
Chuyển Hướng Nuôi Heo Bằng Thảo Dược Ở Đồng Nai Chuyển Hướng Nuôi Heo Bằng Thảo Dược Ở Đồng Nai

Ngày 7.5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai phối hợp UBND tỉnh tổ chức diễn đàn “Khuyến nông và Nông nghiệp lần 1/2012”. Tại đây, nhiều nhà khoa học khuyến khích nên áp dụng giải pháp chăn nuôi bằng thảo dược.

09/05/2012
Nông Dân Làm Giàu Nhờ Liên Kết Trồng Táo Nông Dân Làm Giàu Nhờ Liên Kết Trồng Táo

Là loại cây dễ trồng, rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế cao, cây táo được nông dân ở Ninh Thuận chọn trồng rộng khắp, thay thế cho nhiều loại cây trồng kém hiệu quả trước đây. Với diện tích trồng gần 1.000 ha, cây táo đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp, sự chung tay liên minh sản xuất, đến nay nghề trồng táo ở Ninh Thuận đã phát triển theo hướng bền vững, nhiều hộ thành triệu phú nhờ trồng táo.

16/05/2012
Bác Phạm Phó “Mê” Nghề Nuôi Nhím Bác Phạm Phó “Mê” Nghề Nuôi Nhím

Ông Phạm Phó, ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), rời quê hương Mộ Đức, Quảng Ngãi vào sinh sống ở Châu Đức từ năm 1959. Năm nay, ông Phó đã 82 tuổi nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh và say mê lao động. Ngoài việc trồng tiêu và các loại cây trái trong vườn, gần đây ông Phó còn thử nghiệm thành công mô hình nuôi nhím.

26/05/2012