Thiếu Nước Tưới, Ảnh Hưởng Tới Sản Xuất Vụ Hè - Thu

Hiện nay do hệ thống thủy lợi hồ Sông Trâu của huyện Thuận Bắc, mực nước chỉ còn hơn 1,8 triệu m3, không đủ phục vụ tưới nên các địa phương Phước Kháng, Phước Chiến, Công Hải… hưởng lợi từ hệ thống tưới này phải tạm ngừng việc sản xuất vụ hè-thu.
Tại hồ thủy lợi Tân Giang mực nước chỉ còn hơn 4,8 triệu m3 nước, nên một số địa phương Nhị Hà và Phước Hà (Thuận Nam) phải điều chỉnh lại diện tích sản xuất; 2 xã là Phước Nam và Phước Ninh dừng sản xuất toàn bộ diện tích trồng lúa trong vụ hè-thu năm nay.
Ông Nguyễn Tin, Trưởng Phòng Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết: Do không đủ nước tưới nên một số địa phương trong tỉnh đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Toàn tỉnh hiện có hơn 4.100 ha đất sản xuất lúa phải ngừng sản xuất hoặc chuyển đổi sang canh tác loại cây trồng cạn. Trong đó, huyện Thuận Bắc 1.900 ha, Ninh Phước hơn 1.000 ha, Thuận Nam hơn 1.000 ha và Ninh Hải khoảng 150 ha. Chỉ một số địa phương hưởng lợi từ hệ thống kênh Nam, kênh Bắc và hệ thống Sông Pha, nhờ Nhà máy Thủy điện Đa Nhim xả nước với lưu lượng 26 m3/s, nên cơ bản đáp ứng nước tưới cho diện tích hiện đã gieo cấy.
Trước tình hình nắng hạn xảy ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã triển khai kế hoạch chống hạn, đồng thời chỉ đạo các địa phương tìm giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với tình hình của từng địa phương, trên cơ sở đó có khuyến cáo để người dân không xuống giống ngoài kế hoạch, tránh thiệt hại.
Nhằm tiết kiệm, tránh thất thoát nguồn nước, các địa phương cũng đã tổ chức nạo vét các hệ thống kênh chính, củng cố hệ thống thủy nông nội đồng, ưu tiên nước cho những vùng sản xuất theo kế hoạch. Sở Nông nghiệp cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất với Trung ương kịp thời hỗ trợ kinh phí chống hạn, đồng thời hỗ trợ giống cho các vùng không sản xuất được vụ hè- thu để sản xuất vụ sau.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, huyện Hải Hậu (Nam Định) đã xây dựng và phát triển nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó phải nói đến những mô hình nuôi thỏ đã góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.

Phát huy tiềm năng, lợi thế về diện tích đất bãi, những năm qua, phong trào chăn nuôi bò sữa đã và đang trở thành thế mạnh trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc). Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân đã áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ. Chăn nuôi bê con bằng sữa bột là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao, đã và đang được người dân áp dụng phổ biến trong một vài năm trở lại đây.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua nhiều hộ dân chủ động chuyển đổi diện tích trồng lúa sang cây trồng có giá trị kinh tế cao, hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện.

suất lúa được đánh giá cao nhất từ trước đến nay. Hiện tại, nông dân Quảng Nam đang thu hoạch hơn 20% diện tích, với năng suất bình quân ước đạt từ 55 đến 65 tạ/ha, cao hơn vụ Đông Xuân 2012-2013. Có nơi năng suất đạt 70 đến 80 tạ/ha. Theo nhận xét của nhiều nông dân, đây là vụ Đông Xuân đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu mùa đông lạnh, khô ở phía Bắc và nóng ẩm quanh năm ở phía Nam, Quảng Trị có khí hậu khắc nghiệt biến động mạnh theo mùa nhưng lại được thừa hưởng một chế độ bức xạ dồi dào do độ cao mặt trời và độ dài ban ngày quyết định.