Thiếu nước, người dân trồng mì bội thu

Đã trở thành thông lệ, cứ vào thời điểm cuối tháng 8 âm lịch hàng năm là mực nước trong hồ thủy lợi Dầu Tiếng đã tích đủ lượng nước, đạt cao trình thiết kế cos 24,4 mét.
Thu hoạch khoai mì trên đất bán ngập trong hồ Dầu Tiếng.
Thế những vào thời điểm này (23.9 âm lịch) mực nước trong hồ mới đạt ở mức hơn 22 mét, thấp hơn cùng kỳ các năm trước hơn 2 mét nước đứng, tương đương gần 500 triệu m3 nước.
Vì vậy, hàng ngàn ha đất bán ngập đến nay vẫn không bị ngập nước.
Những người dân canh tác cây khoai mì trên diện tích bán ngập canh chừng nước hồ dâng lên đến đâu thì thu hoạch khoai mì tới đó, nhờ đó khoai mì trên đất bán ngập cho năng suất từ 45 - 50 tấn/ha.
Ngoài ra, cây khoai mì thay vì bỏ như mọi năm, năm nay được nông dân thu gom bán làm cây giống với giá 20.000 đồng/ bó, 1 ha cho thu nhập thêm từ 5 đến 6 triệu đồng.
Có diện tích mì được thương lái mua với giá 120 triệu đồng/ha, giá cao chưa từng có từ trước tới nay.
Ngược lại, cũng do thiếu hụt lượng nước nên lượng thủy sản trong hồ cũng giảm sút đáng kể, nhất là vào thời điểm này, nhiều loại cá tép vào mùa sinh sản, nhưng địa điểm sinh sản quen thuộc không có, người dân hành nghề đánh bắt thủy sản trong hồ thất thu, nhiều người phải gác ngư cụ tìm việc khác mưu sinh.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, kinh tế xã hội của xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé đã có những bước phát triển mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện nay giảm còn hơn 30%, trở thành xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện.

Hiện nay, 80% diện tích lúa trên địa bàn huyện Điện Biên Đông đang trong thời kỳ đẻ nhánh, diện tích còn lại trong giai đoạn tỉa giặm. Các cơ quan chức năng chỉ đạo nông dân tích cực chăm bón, phòng, trừ sâu bệnh…

Từ nguồn vốn Dự án Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, Trại Giống Nông nghiệp huyện Điện Biên triển khai mô hình sản xuất nấm cao cấp trên diện tích 2.000m².

Từ đầu năm 2013 đến nay, người dân trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) thả nuôi được trên 1.500ha thủy sản, giảm 500ha so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, diện tích cá nuôi ao là 1.000ha, còn lại là nuôi dưới ruộng. Ngoài ra, còn có gần 800 lồng, vèo được người dân nuôi cá lóc trên các sông cái lớn, giảm hơn 100 cái.

Tình trạng người chăn nuôi mua phải gia cầm, thủy cầm giống kém chất lượng đang diễn ra khá phổ biến, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi...