Thiếu Nguyên Liệu Phục Vụ Các Nhà Máy Chế Biến Hải Sản

Do hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá hạn chế, tàu của ngư dân không về cảng cá của tỉnh Quảng Ngãi tiêu thụ sản phẩm.
Hiện 20 nhà máy chế biến hải sản tại tỉnh Quảng Ngãi đang phải hoạt động cầm chừng, hoặc hoạt động không hết công suất, thậm chí có nhà máy đóng cửa do thiếu nguyên liệu.
Mỗi năm sản lượng khai thác hải sản của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi hơn 110.000 tấn. Trong khi đó các Nhà máy chế biến hải sản chỉ cần 1/10 sản lượng này là đủ hoạt động nhưng không được đáp ứng. Nguyên nhân do các cửa biển thường bị bồi lấp, hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá còn hạn chế nên tàu thuyền của ngư dân không về các cảng cá của tỉnh Quảng Ngãi để tiêu thụ sản phẩm.
Ông Lê Hồng Hà, Phó Ban quản lý các khu công nghiệp Quảng Ngãi cho biết: “Cần tăng cường cơ sở vật chất ngành hải sản. Ví dụ, ngoài cảng biển, xây dựng các nhà máy, xây dựng cơ chế cho vay vốn để đóng các tàu… để ngày càng thu hút được nguồn hải sản các ngư trường về cho tỉnh nhà”.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Thăng Bình đang huy động đồng bộ các nguồn lực để tập trung triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX (nhiệm kỳ 2015 - 2020). Các vấn đề cốt yếu là xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển vùng.

Nghề cá của tỉnh vừa kết thúc vụ sản xuất chính thành công nhờ tính năng động, linh hoạt tổ chức sản xuất của ngư dân cộng hưởng với sự hỗ trợ của Nhà nước.

Bản chất của ngành gạo Việt Nam là đang đi vào “vết xe đổ” của nhiều ngành công nghiệp như dệt may, da giày. Tức là ngành gạo cũng đang đi gia công cho thế giới khi mà giá trị gia tăng cho người sản xuất chỉ ở mức thấp.

Đó là khẳng định của các hộ chăn nuôi gà Đông Tảo trên địa bàn xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Một chất cấm mới có tên Vàng-Ô (nguyên liệu làm ve quét tường trong xây dựng hoặc sử dụng để nhuộm màu vải) được dùng để tạo màu vàng cho thịt gà trong quá trình chăn nuôi.