Thiếu nguồn nước cá vụ 3 sụt giảm diện tích

Trên cánh đồng xóm 4, xã Thanh Đồng, Thanh Chương, ông Nguyễn Phượng đang thăm thửa ruộng lúa nuôi cá vụ ba, cho biết: “Gia đình vừa thả xong 3 sào cá vụ ba, chủ yếu các loại trôi, mè, trắm, chép...
Khó khăn nhất hiện nay là nguồn nước, mặc dù khi lúa trổ bông, tôi đã huy động 4 lao động trong gia đình nạo vét kênh mương, lấy nguồn nước từ kênh dẫn ở trạm bơm về ruộng.
Bây giờ hàng ngày gia đình vẫn cứ phải đi kiểm tra bờ ruộng, không để thất thoát nước”.
Ruộng cá vụ ba của ông Nguyễn Quế Chính ở xóm Văn Yên, xã Văn Thành (Yên Thành).
Sát bên ruộng cá ông Phượng là ruộng cá lúa của hộ ông Nguyễn Bá Nam ở xóm 4, xã Thanh Đồng.
Ông Nam cho biết: “Năm nay nuôi cá vụ ba phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu giống cá cỡ lớn, nước ruộng khô cạn.
Để khắc phục, xung quanh bờ ruộng chúng tôi đào mương, giai đoạn lúa làm đòng là ương cá giống”.
Cũng theo ông Nam, cá nuôi từ ruộng lúa do sử dụng thức ăn tự nhiên nên chất lượng thơm ngon, bán được giá, dịp Tết Nguyên đán sẽ cho doanh thu 2,5 - 3 triệu đồng/sào.
Đến thời điểm này, xã Thanh Đồng đã thả 15 ha cá vụ ba.
Kết hợp dịp ra quân làm thủy lợi, xã chỉ đạo bà con nạo vét kênh mương tưới, tiêu để thuận lợi trong việc lấy nước nuôi cá vụ ba.
Một số hộ dân ở Văn Thành, Yên Thành sử dụng lá chuối tạo bóng mát cho cá
Ông Nguyễn Văn Quế - Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết thêm: Hàng năm Thanh Chương duy trì trên 800 ha cá vụ ba.
Tuy nhiên năm nay do điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiều diện tích thiếu nước nên toàn huyện mới chỉ thả được gần 700 ha, chủ yếu tập trung ở các xã Thanh Đồng, Cát Văn, Thanh Lĩnh, Thanh Liên, Thanh Phong...
Để khắc phục khó khăn về nguồn nước, huyện phối hợp Công ty TNHH MTV thủy lợi Thanh Chương bơm tưới vụ đông, bổ sung nguồn nước nuôi cá.
Là vùng chiêm trũng, huyện Yên Thành có nhiều lợi thế nuôi cá vụ ba và nhiều năm qua, phong trào này phát triển khá sôi động.
Vụ đông năm nay, Yên Thành đã nuôi được trên 120 ha, chủ yếu tập trung ở các xã Xuân Thành, Phú Thành, Thọ Thành, Đồng Thành, Đô Thành...
Trong đợt ra quân làm thủy lợi vừa qua, huyện chỉ đạo các địa phương nạo vét kênh mương, tu bổ hệ thống thủy lợi để dẫn nguồn nước thuận lợi về cho nuôi cá vụ ba.
Dự tính đến hết tháng 11/2015, Yên Thành sẽ nuôi được trên 200 ha cá vụ ba.
Ông Trần Xuân Học, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản cho biết: Những năm gần đây, phong trào nuôi cá vụ ba trên địa bàn tỉnh đã đem lại kết quả khả quan.
Không chỉ tận dụng diện tích ruộng ngập nước để tạo sản phẩm hàng hóa, cải thiện đời sống nông dân, mà còn làm tăng độ phì nhiêu của đất, giảm chi phí cải tạo đất và phân bón cho vụ đông xuân tiếp theo.
Năm 2015, kế hoạch toàn tỉnh triển khai 3.500 ha, nhiều nhất là Thanh Chương 700 ha, Quỳnh Lưu 550 ha, Diễn Châu 500 ha, Hưng Nguyên 500 ha, Đô Lương 415 ha, Nam Đàn 350 ha, Yên Thành 200 ha.
Tuy nhiên, năm nay thời tiết nắng nóng kéo dài gây hạn, nên mới nuôi được 3000/3.500 ha.
Dự kiến đến hết ngày 15/11/2015 sẽ kết thúc vụ nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Nhận thấy hiệu quả kinh tế, một số hộ dân tại các xã, phường như: Quang Trung, Phương Đông, Bắc Sơn, Thượng Yên Công đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để trồng cây thanh long. Gia đình ông Đoàn Quang Ngọc, ở khu Tân Lập, phường Phương Đông, TP Uông Bí là một trong số đó. Đưa chúng tôi đi thăm vườn thanh long của gia đình, ông Ngọc cho biết vừa đầu tư trang trại chăn nuôi lợn rừng, kết hợp trồng 3.000 gốc thanh long ruột đỏ. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu về trên 100 triệu đồng từ cây thanh long.

Đây là giống bưởi có mẫu mã đẹp, quả to (trung bình từ 1,2 kg đến 1,5 kg), cùi mỏng, độ ngọt vừa phải, không có vị he, đắng. Hiện xã Cát Quế có 20 ha bưởi Quế Dương, trung bình mỗi năm cho thu hoạch từ 150 tấn đến 200 tấn. Bưởi có giá bán trung bình từ

Xác định phát triển cây ăn quả là một trong những hướng đi quan trọng góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân. Những năm gần đây, huyện Chợ Mới đã thực hiện chủ trương đẩy mạnh việc phát triển cây ăn quả trên địa bàn dựa vào điều kiện tự nhiên phù hợp với cây trồng.

Đây là hai nông sản chủ lực của huyện với hơn 1.700 ha na, 350 ha dứa cho thu nhập bình quân hơn 200 triệu đồng/ha/năm, chất lượng thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Doanh thu từ hai loại cây trồng này mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Việc bảo hộ nhãn hiệu giúp cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm thuận lợi, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Lần đầu tiên nông dân trồng bưởi ở ĐBSCL hết sức phấn khởi khi được Cty Nguyễn Gia (Hà Nội) đứng ra cung cấp vật tư (khuôn), kỹ thuật, đồng thời bao tiêu 100% sản phẩm bưởi bàn tay Phật (còn gọi là bưởi lễ Cát Tường) để tung ra thị trường Tết Ất Mùi sắp tới.