Thiếu Điện Trầm Trọng Ở Vùng Nuôi Tôm Thẻ Trà Vinh

Hàng ngàn ha diện tích tôm thẻ chân trắng có nguy cơ thu hoạch sớm vì không đủ điện phục vụ.
Các trạm biến áp ở vùng nuôi tôm biển tỉnh Trà Vinh đang trong tình trạng quá tải, bị mất điện liên tục. Vụ tôm năm nay, Trà Vinh có kế hoạch thả nuôi 2,1 tỷ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 4.240 ha, thế nhưng, trên thực tế diện tích nuôi tôm thẻ tăng gần gấp đôi.
Do vậy, dù nằm trong vùng quy hoạch nhưng nhiều nơi vẫn thiếu hụt điện trầm trọng. Riêng các khu vực ngoài quy hoạch các trạm biến áp chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt với công suất trung bình từ 15 đến 25 KVA nên tình trạng bị ngắt, mất điện càng trầm trọng hơn.
Trung bình mỗi 3.000 m mặt nước nuôi tôm thẻ chân trắng bố trí 4 mô tơ công suất 2 mã lực, vận hành liên tục từ 18 đến 20 giờ/ngày. Theo đó, mỗi khu vực nuôi tôm rộng từ 50 đến 70 ha mặt nước cần đến hàng chục bình hạ thế loại 15KVA, trong khi ngành điện đầu tư còn hạn chế.
Có thể bạn quan tâm

Dù chứng nhận GlobalGAP (GAP- tiêu chuẩn toàn cầu an toàn sản phẩm và truy nguyên nguồn gốc) hết hạn hơn 3 năm qua, nhưng theo một khảo sát mới đây của Hợp tác xã (HTX) Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (Bình Minh, Vĩnh Long), có ít nhất 5/14 xã viên vẫn còn duy trì sản xuất theo mô hình này.

Khi bón phân cho lúa thơm, bà con đặc biệt chú ý không bón thừa phân đạm. Nguyên tắc bón theo nhu cầu của cây lúa vào các thời điểm sinh trưởng.

Các cấp Hội Nông dân (ND) ở Quỳnh Nhai (Sơn La) đã chủ động xây dựng kế hoạch vận động hội viên, ND phát huy nội lực, xây dựng bản làng ấm no, ổn định và phát triển.

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải – Trà Vinh, tính đến ngày 21/8/2013, trên địa bàn huyện có 644 hộ thả nuôi hơn 225 triệu con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích hơn 412 hécta. Tập trung nhiều tại các xã Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Toàn.

Những người nông dân huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã nuôi giấc mộng làm giàu từ một loài vật nuôi có cái tên lạ hoắc: Chồn nhung. Sự thật về loài vật nuôi này hiện nay đang ra sao? Liệu chúng có đáng giá đến mức người nông dân phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua về nuôi? Loài vật nuôi ngoại nhập này đã dấy lên một cơn sốt chồn nhung đen tại miền Bắc, khi mà nhiều đối tượng bán hàng đa cấp trục lợi đang thổi giá bán lên hàng triệu đồng mỗi đôi.