Thiếu Điện Trầm Trọng Ở Vùng Nuôi Tôm Thẻ Trà Vinh

Hàng ngàn ha diện tích tôm thẻ chân trắng có nguy cơ thu hoạch sớm vì không đủ điện phục vụ.
Các trạm biến áp ở vùng nuôi tôm biển tỉnh Trà Vinh đang trong tình trạng quá tải, bị mất điện liên tục. Vụ tôm năm nay, Trà Vinh có kế hoạch thả nuôi 2,1 tỷ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 4.240 ha, thế nhưng, trên thực tế diện tích nuôi tôm thẻ tăng gần gấp đôi.
Do vậy, dù nằm trong vùng quy hoạch nhưng nhiều nơi vẫn thiếu hụt điện trầm trọng. Riêng các khu vực ngoài quy hoạch các trạm biến áp chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt với công suất trung bình từ 15 đến 25 KVA nên tình trạng bị ngắt, mất điện càng trầm trọng hơn.
Trung bình mỗi 3.000 m mặt nước nuôi tôm thẻ chân trắng bố trí 4 mô tơ công suất 2 mã lực, vận hành liên tục từ 18 đến 20 giờ/ngày. Theo đó, mỗi khu vực nuôi tôm rộng từ 50 đến 70 ha mặt nước cần đến hàng chục bình hạ thế loại 15KVA, trong khi ngành điện đầu tư còn hạn chế.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ có bà con trồng lúa mà các hộ làm kinh tế nông nghiệp khác cũng đang bắt đầu có những thay đổi từ tư duy đến cách làm để phù hợp với xu hướng phát triển mới.

Lần đầu tiên 80 con heo siêu năng suất sẽ được nhập từ Đan Mạch thông qua đường hàng không trị giá hơn 4,8 tỷ đồng.
Muốn làm trái nghịch mùa, chỉ cần cắt nước từ 20 ngày đến 1 tháng để cho vú sữa héo đọt, sau đó cho nước vào, bón thúc phân, xịt thêm thuốc dưỡng thì vú sữa sẽ ra bông và cho trái.
Năng suất cao, chất lượng vượt trội so với giống bình thường nhưng do đua nhau trồng nên mít Thái Lan đang rớt giá thê thảm, thậm chí thương lái chẳng chịu thu mua

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang xây dựng được vùng dứa (khóm) chuyên canh trên 15.000 ha phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu tại huyện Tân Phước nằm trong vùng Đồng Tháp Mười. Từ đầu năm đến nay, nông dân địa phương thu hoạch được trên 160.000 tấn dứa thương phẩm, đạt khoảng 60% chỉ tiêu cả năm.