Thiếu Cây Giống Sâm Ngọc Linh Do Sâm Non Chết Hàng Loạt

Ông Hồ Văn Du - Trưởng trạm Dược liệu Trà Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My) cho biết, vừa qua hàng nghìn cây sâm giống của trạm bị héo lá, vàng úa, chết khô không rõ nguyên nhân. Đây đa số là sâm giống được gieo từ hạt trong năm 2013.
Việc thực hiện khâu gieo trồng đúng theo kỹ thuật truyền thống nhưng sâm non chết hàng loạt khiến trạm bị thiếu giống để trồng mới trong năm nay. Cạnh đó các hộ trồng sâm tư nhân ở xã Trà Linh cũng có sâm giống mới tỉa bị chết hàng loạt, nhiều vườn không đủ cây giống để trồng mới.
Được biết, thời gian gần đây người dân tập trung phát rừng làm rẫy sát khu vực trồng sâm nên nhiệt độ ở đây tăng lên khiến cây sâm Ngọc Linh chậm phát triển. Đây cũng có thể là lý do khiến sâm non bị chết vì loại cây dược liệu này chỉ thích hợp với nhiệt độ ở mức dưới 17oC.
Có thể bạn quan tâm

Theo Trạm thú y Đắk Mil, toàn huyện hiện có gần 44.000 con gia súc, gia cầm các loại. Thời điểm này, để chủ động phòng bệnh cho vật nuôi, đội ngũ thú y các xã đang tích cực tiêm phòng các loại vắc xin.

Thời điểm này, nông dân trồng đậu phộng trên địa bàn huyện Lấp Vò đang bước vào kỳ thu hoạch rộ, năng suất đạt từ 30-35 giạ/công, giá bán hiện tại ở mức ổn định 255.000 đồng/giạ. Nhiều nông dân cho biết, với giá này có thể thu lợi nhuận từ 3-4 triệu đồng/công.

Hiện dâu được nhà vườn bán cho thương lái với giá dao động từ 6 ngàn đến 11 ngàn đồng/kg, tùy theo loại.

Anh Trần Duy Hùng ở xóm 10, xã Diễn Thành là người có thâm niên trồng cây dưa hấu từ năm 2002 đến nay trong huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Lô vải quả tươi đầu tiên từ Việt Nam đã được đưa đến Canada bằng đường hàng không vào tối 10/6.