Thiếu Cây Giống Sâm Ngọc Linh Do Sâm Non Chết Hàng Loạt

Ông Hồ Văn Du - Trưởng trạm Dược liệu Trà Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My) cho biết, vừa qua hàng nghìn cây sâm giống của trạm bị héo lá, vàng úa, chết khô không rõ nguyên nhân. Đây đa số là sâm giống được gieo từ hạt trong năm 2013.
Việc thực hiện khâu gieo trồng đúng theo kỹ thuật truyền thống nhưng sâm non chết hàng loạt khiến trạm bị thiếu giống để trồng mới trong năm nay. Cạnh đó các hộ trồng sâm tư nhân ở xã Trà Linh cũng có sâm giống mới tỉa bị chết hàng loạt, nhiều vườn không đủ cây giống để trồng mới.
Được biết, thời gian gần đây người dân tập trung phát rừng làm rẫy sát khu vực trồng sâm nên nhiệt độ ở đây tăng lên khiến cây sâm Ngọc Linh chậm phát triển. Đây cũng có thể là lý do khiến sâm non bị chết vì loại cây dược liệu này chỉ thích hợp với nhiệt độ ở mức dưới 17oC.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều đề xuất về chính sách cung- cầu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã được đưa ra tại Hội thảo “An ninh lương thực tại Việt Nam: Thực trạng, chính sách và triển vọng”.

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần vừa được nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số giống lúa mới có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Thái Nguyên” với 3 giống lúa mới.

Ngày 22/5/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 1219/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do các dịch bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.

Bộ NN&PTNT vừa giao Cục Trồng trọt sớm hoàn thiện Dự thảo Đề án phát triển nấm ăn và nấm dược liệu đến năm 2020.

Người dân tại vùng đệm Vườn quốc gia Bạch Mã đã được chuyển giao kỹ thuật xây mô hình sản xuất nông sản bằng phân hữu cơ vi sinh.