Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi Lợn

Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi Lợn
Ngày đăng: 22/01/2014

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có hơn 28.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó hơn 10.500 điểm giết mổ không được giám sát, kiểm soát của cơ quan thú y.

Để xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn cả nước, mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ với chuyên đề "Thiết lập chuỗi thực phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu dùng trong chăn nuôi lợn".

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có hơn 28.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó hơn 10.500 điểm giết mổ không được giám sát, kiểm soát của cơ quan thú y. Một số tỉnh đã xây dựng được nhiều cơ sở giết mổ tập trung nhưng quy trình giết mổ vẫn không được tuân thủ. Tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc, các điểm giết mổ gia súc, gia cầm hình thành tự phát cả về vị trí và quy mô.

Các điểm giết mổ có diện tích chật hẹp, cơ sở vật chất tồi tàn, không đảm bảo vệ sinh thú y, quá trình giết mổ đều được thực hiện ngay trên sàn; trang thiết bị dùng trong giết mổ khá tùy tiện, thủ công; nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan chưa qua xử lý, không có hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng. Do vậy, hầu hết các điểm giết mổ này mất vệ sinh, không đảm bảo ATVSTP, gây ô nhiễm môi trường.

Để thiết lập chuỗi thực phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu dùng trong chăn nuôi lợn, theo TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, cần áp dụng khoa học kỹ thuật để chăn nuôi có hiệu quả hơn, tăng năng suất vật nuôi và giảm giá thành sản phẩm.

Đảm bảo lòng tin với người tiêu dùng bằng cách chăn nuôi theo quy trình an toàn để người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm. Dùng hàng rào kỹ thuật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn sản phẩm. Đây là giải pháp lâu dài và cơ bản mà Bộ NN&PTNT đang áp dụng. Sản phẩm phải được truy xuất nguồn gốc để hạn chế bớt các sản phẩm không an toàn và tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Mặt khác, phải làm tốt quy trình sản xuất, có chứng nhận truy xuất nguồn gốc để chăn nuôi có thể đứng vững khi thị trường mở cửa. Tăng cường các chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi về quy trình chăn nuôi chuẩn, con giống tốt, vật tư vệ sinh phòng dịch, chống dịch, xử lý môi trường những vùng chăn nuôi tập trung…


Có thể bạn quan tâm

Nhộn Nhạo Thị Trường Bơ Giống Ở Đak Lak Nhộn Nhạo Thị Trường Bơ Giống Ở Đak Lak

Đầu mùa mưa cũng là thời điểm bà con nông dân trong tỉnh Đak Lak bắt tay vào việc trồng mới các loại cây lâu năm. Tuy nhiên, khác với mọi năm, năm nay bơ được xem là cây trồng thu hút sự quan tâm hơn cả, khiến thị trường bơ giống cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vấn đề làm cho người dân luôn lo ngại là chất lượng cây giống trên thị trường rất khó nhận biết để chọn mua.

31/05/2013
Xuống Giống Lúa - Tôm - Nông Dân Gặp Khó Do Ngập Úng Ở Cà Mau Xuống Giống Lúa - Tôm - Nông Dân Gặp Khó Do Ngập Úng Ở Cà Mau

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2012 bắt đầu gần 2 tháng nhưng diện tích xuống giống chỉ đạt hơn phân nửa so với chỉ tiêu kế hoạch. Nguyên nhân gây cản trở tiến độ xuống giống là do thời tiết bất ổn.

09/10/2012
Nuôi Cá Nước Ngọt Chưa Thể Chuyên Nghiệp Nuôi Cá Nước Ngọt Chưa Thể Chuyên Nghiệp

Nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do thiếu đầu tư hạ tầng bài bản và người dân vẫn còn sản xuất theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ.

01/06/2013
Sử Dụng Thóc Gạo Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Mở Hướng Thay Thế Nguyên Liệu Nhập Khẩu Sử Dụng Thóc Gạo Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Mở Hướng Thay Thế Nguyên Liệu Nhập Khẩu

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ.

16/10/2012
Khẩn Trương Thu Hoạch Lúa Xuân, Làm Vụ Mùa Khẩn Trương Thu Hoạch Lúa Xuân, Làm Vụ Mùa

Vụ xuân năm 2013, huyện Sơn Dương cấy được 5.328 ha lúa, trong đó có 3.274 ha lúa lai và 2.054 ha lúa thuần. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong lúa vụ xuân và bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa.

27/07/2013