Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi Lợn

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có hơn 28.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó hơn 10.500 điểm giết mổ không được giám sát, kiểm soát của cơ quan thú y.
Để xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn cả nước, mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ với chuyên đề "Thiết lập chuỗi thực phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu dùng trong chăn nuôi lợn".
Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có hơn 28.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó hơn 10.500 điểm giết mổ không được giám sát, kiểm soát của cơ quan thú y. Một số tỉnh đã xây dựng được nhiều cơ sở giết mổ tập trung nhưng quy trình giết mổ vẫn không được tuân thủ. Tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc, các điểm giết mổ gia súc, gia cầm hình thành tự phát cả về vị trí và quy mô.
Các điểm giết mổ có diện tích chật hẹp, cơ sở vật chất tồi tàn, không đảm bảo vệ sinh thú y, quá trình giết mổ đều được thực hiện ngay trên sàn; trang thiết bị dùng trong giết mổ khá tùy tiện, thủ công; nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan chưa qua xử lý, không có hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng. Do vậy, hầu hết các điểm giết mổ này mất vệ sinh, không đảm bảo ATVSTP, gây ô nhiễm môi trường.
Để thiết lập chuỗi thực phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu dùng trong chăn nuôi lợn, theo TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, cần áp dụng khoa học kỹ thuật để chăn nuôi có hiệu quả hơn, tăng năng suất vật nuôi và giảm giá thành sản phẩm.
Đảm bảo lòng tin với người tiêu dùng bằng cách chăn nuôi theo quy trình an toàn để người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm. Dùng hàng rào kỹ thuật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn sản phẩm. Đây là giải pháp lâu dài và cơ bản mà Bộ NN&PTNT đang áp dụng. Sản phẩm phải được truy xuất nguồn gốc để hạn chế bớt các sản phẩm không an toàn và tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Mặt khác, phải làm tốt quy trình sản xuất, có chứng nhận truy xuất nguồn gốc để chăn nuôi có thể đứng vững khi thị trường mở cửa. Tăng cường các chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi về quy trình chăn nuôi chuẩn, con giống tốt, vật tư vệ sinh phòng dịch, chống dịch, xử lý môi trường những vùng chăn nuôi tập trung…
Có thể bạn quan tâm

ĐBSCL đang bước vào vụ gieo sạ lúa đông xuân 2014 - 2015. Đây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, nhiều nông dân tìm mua các loại giống tốt để đảm bảo chất lượng, kháng sâu bệnh và cũng để nhân giống cho các vụ lúa sau, nên hoạt động kinh doanh lúa giống đang vào cao điểm.

Những năm qua cá tra được xem là sản phẩm “độc quyền” của Việt Nam trên thế giới, sản lượng chiếm hơn 80% thị phần cá tra toàn cầu. Cá tra của Việt Nam được xuất đi 149 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch năm 2013 đạt hơn 1,76 tỷ USD.

Vụ đông 2014 - 2015, Công ty CP Khoa học công nghiệp Việt Nam (trụ sở tại TP Hà Nội) ký hợp đồng với xã Định Bình (Yên Định - Thanh Hóa), quy hoạch và trồng 24,5 ha cà chua bi để lấy quả xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga.

Đến trang trại chăn nuôi tập trung của gia đình anh Nguyễn Đình Giang ở thôn Trại Me, tôi thấy đây là một trang trại được đầu tư khá quy mô, bài bản. Trang trại được quây quanh bởi tường rào, hệ thống ao cá; khu vực chuồng trại chăn nuôi được quy hoạch tốt.

Đầu thập niên 2000, lần thứ 3 cây ca cao lại được trồng trở lại ở các tỉnh phía Nam với sự vào cuộc của các tổ chức nước ngoài, đầu tiên là ACDI/VOCA với dự án Success Alliance (Mỹ), sau đó là Helvetas (Thụy Sĩ). IDH… cùng các công ty nước ngoài Cargill, Mars, Puratos Grand Place... Ca cao là một trong số ít cây trồng ưu tiên trong hợp tác công tư (PPP) với dự án phát triển ca cao bền vững do Chính phủ Hà Lan tài trợ cùng với sự vào cuộc của Rabobank, Tổ chức IDH và Tập đoàn Mars, Cargill (Mỹ).