Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi Lợn

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có hơn 28.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó hơn 10.500 điểm giết mổ không được giám sát, kiểm soát của cơ quan thú y.
Để xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn cả nước, mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ với chuyên đề "Thiết lập chuỗi thực phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu dùng trong chăn nuôi lợn".
Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có hơn 28.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó hơn 10.500 điểm giết mổ không được giám sát, kiểm soát của cơ quan thú y. Một số tỉnh đã xây dựng được nhiều cơ sở giết mổ tập trung nhưng quy trình giết mổ vẫn không được tuân thủ. Tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc, các điểm giết mổ gia súc, gia cầm hình thành tự phát cả về vị trí và quy mô.
Các điểm giết mổ có diện tích chật hẹp, cơ sở vật chất tồi tàn, không đảm bảo vệ sinh thú y, quá trình giết mổ đều được thực hiện ngay trên sàn; trang thiết bị dùng trong giết mổ khá tùy tiện, thủ công; nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan chưa qua xử lý, không có hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng. Do vậy, hầu hết các điểm giết mổ này mất vệ sinh, không đảm bảo ATVSTP, gây ô nhiễm môi trường.
Để thiết lập chuỗi thực phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu dùng trong chăn nuôi lợn, theo TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, cần áp dụng khoa học kỹ thuật để chăn nuôi có hiệu quả hơn, tăng năng suất vật nuôi và giảm giá thành sản phẩm.
Đảm bảo lòng tin với người tiêu dùng bằng cách chăn nuôi theo quy trình an toàn để người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm. Dùng hàng rào kỹ thuật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn sản phẩm. Đây là giải pháp lâu dài và cơ bản mà Bộ NN&PTNT đang áp dụng. Sản phẩm phải được truy xuất nguồn gốc để hạn chế bớt các sản phẩm không an toàn và tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Mặt khác, phải làm tốt quy trình sản xuất, có chứng nhận truy xuất nguồn gốc để chăn nuôi có thể đứng vững khi thị trường mở cửa. Tăng cường các chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi về quy trình chăn nuôi chuẩn, con giống tốt, vật tư vệ sinh phòng dịch, chống dịch, xử lý môi trường những vùng chăn nuôi tập trung…
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, hầu hết các vườn cà phê trên địa bàn tỉnh đã bước vào giai đoạn làm nhân. Vì thế, trước những tín hiệu hết sức khả quan về giá cả của cà phê, hầu hết các hộ trồng cà phê đã tập trung vốn để mua vật tư nông nghiệp đầu tư, chăm sóc cho cây cà phê.

Ngày 1/4/2014, Công an TP. Bạc Liêu đã dẫn giải Lâm Tuấn Kiệt (26 tuổi, ngụ phường 8, TP. Bạc Liêu) và Trần Chí Nguyện (22 tuổi, ngụ xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) đến xã Vĩnh Trạch và Vĩnh Trạch Đông dựng lại hiện trường trộm tài sản.

Mấy ngày qua, cặp Quốc lộ 91, đoạn thuộc ấp Bình Tân, xã Bình Thủy (Châu Phú - An Giang), cá bông lau được bày bán khá nhiều cho khách đi đường. Giá nguyên con 180.000 đồng/kg, nếu cắt khúc nạc 200.000 đồng, khúc đầu và bụng 150.000 đồng/kg.

Lũ thượng nguồn bắt đầu đổ về nên các địa phương đang tăng cường công tác bảo vệ đê bao lúa thu đông. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi vụ mùa.

Cá lau kiếng hay còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà là loài cá nước ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống chủ yếu ở đáy các thủy vực nước ngọt, nước lợ. Cá được nhập về Việt Nam chủ yếu từ HongKong và Singapore theo dạng cá cảnh.