Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi Lợn

Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi Lợn
Ngày đăng: 22/01/2014

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có hơn 28.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó hơn 10.500 điểm giết mổ không được giám sát, kiểm soát của cơ quan thú y.

Để xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn cả nước, mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ với chuyên đề "Thiết lập chuỗi thực phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu dùng trong chăn nuôi lợn".

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có hơn 28.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó hơn 10.500 điểm giết mổ không được giám sát, kiểm soát của cơ quan thú y. Một số tỉnh đã xây dựng được nhiều cơ sở giết mổ tập trung nhưng quy trình giết mổ vẫn không được tuân thủ. Tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc, các điểm giết mổ gia súc, gia cầm hình thành tự phát cả về vị trí và quy mô.

Các điểm giết mổ có diện tích chật hẹp, cơ sở vật chất tồi tàn, không đảm bảo vệ sinh thú y, quá trình giết mổ đều được thực hiện ngay trên sàn; trang thiết bị dùng trong giết mổ khá tùy tiện, thủ công; nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan chưa qua xử lý, không có hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng. Do vậy, hầu hết các điểm giết mổ này mất vệ sinh, không đảm bảo ATVSTP, gây ô nhiễm môi trường.

Để thiết lập chuỗi thực phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu dùng trong chăn nuôi lợn, theo TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, cần áp dụng khoa học kỹ thuật để chăn nuôi có hiệu quả hơn, tăng năng suất vật nuôi và giảm giá thành sản phẩm.

Đảm bảo lòng tin với người tiêu dùng bằng cách chăn nuôi theo quy trình an toàn để người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm. Dùng hàng rào kỹ thuật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn sản phẩm. Đây là giải pháp lâu dài và cơ bản mà Bộ NN&PTNT đang áp dụng. Sản phẩm phải được truy xuất nguồn gốc để hạn chế bớt các sản phẩm không an toàn và tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Mặt khác, phải làm tốt quy trình sản xuất, có chứng nhận truy xuất nguồn gốc để chăn nuôi có thể đứng vững khi thị trường mở cửa. Tăng cường các chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi về quy trình chăn nuôi chuẩn, con giống tốt, vật tư vệ sinh phòng dịch, chống dịch, xử lý môi trường những vùng chăn nuôi tập trung…


Có thể bạn quan tâm

Rau quả Việt Nam và nguy cơ con hổ đói Rau quả Việt Nam và nguy cơ con hổ đói

Việt Nam đang dần lộ diện là “con hổ” trong XK rau quả thế giới, song chính sách dành cho ngành hàng này lại chưa tương xứng.

12/05/2015
Quốc hội lo lắng xuất khẩu nông sản Quốc hội lo lắng xuất khẩu nông sản

Ngày 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo về tình hình kinh tế xã hội và đặc biệt lưu ý đến tình hình xuất khẩu nông sản đang giảm mạnh...

12/05/2015
Sản lượng rau trồng ở Lâm Đồng giảm trên 1.000 tấn Sản lượng rau trồng ở Lâm Đồng giảm trên 1.000 tấn

Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết, do những trận mưa lớn diễn ra liên tục trong thời gian qua đã khiến sản lượng rau của tỉnh Lâm Đồng giảm tới hơn 1.000 tấn so với tháng trước.

12/05/2015
Thị trường cà phê còn nhiều bất ổn Thị trường cà phê còn nhiều bất ổn

Niên vụ cà phê 2014/15 đã thu hoạch xong, sản lượng giảm trên 20% so với niên vụ trước.

12/05/2015
Chế biến gỗ Bình Định gặp khó Chế biến gỗ Bình Định gặp khó

Biến động kinh tế và chính trị tại nhiều nước đã khiến cho nhiều đồng ngoại tệ giảm giá mạnh, sức tiêu thụ đồ gỗ ở các thị trường truyền thống cũng yếu đi, ngành gỗ Bình Định lại gặp khó khăn…

12/05/2015