Thiệt Hại Nặng Vì Meo Không Cho Nấm

Hơn một tháng nay, nhiều cơ sở nhập meo giống của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ (TTNCƯD&DVKHCN) Tiền Giang bị thiệt hại nặng vì bịch phôi đã cấy meo không cho nấm.
Nguyên nhân theo nhiều cơ sở phản ánh là do meo giống không đạt chất lượng.
Ông Chiêu Công Luận - chủ một cơ sở sản xuất nấm tại phường Khánh Hậu, TP Tân An, Long An - cho biết hơn tháng qua ông mua của TTNCƯD&DVKHCN Tiền Giang 80.000 meo nhưng đến 99% không cho nấm khiến ông thiệt hại nặng.
Theo anh Ngô Văn Sáng - chủ một đơn vị cung cấp phôi nấm tại Tiền Giang, có nhiều cơ sở bị thiệt hại sau khi cấy meo của TTNCƯD&DVKHCN Tiền Giang với số lượng lên đến hàng trăm ngàn phôi.
“Cùng trong điều kiện nuôi trồng như nhau, loại meo giống nhau nhưng phôi được cấy meo lấy từ TP.HCM 99% cho nấm với năng suất tốt, còn phôi được cấy meo lấy từ Tiền Giang chết gần hết” - ông Sáng khẳng định.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Quang Khôi - phó giám đốc TTNCƯD&DVKHCN Tiền Giang - cho biết gần tháng nay trung tâm tạm thời ngưng cung cấp meo giống để kiểm tra lại chất lượng và số lượng meo.
“Quan điểm của trung tâm là nếu xác định lỗi thuộc về meo thì sẽ đền bù lại giống meo mới đạt chất lượng hoặc hoàn tiền mua meo cho những cơ sở bị thiệt hại” - ông Khôi nói.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 4.11, tại TP.HCM, Hệ thống phát triển và phân phối thực phẩm hữu cơ Organica tổ chức lễ đón nhận chứng nhận canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA Organic) và Liên minh châu Âu (EU) cho trang trại rau tại Long Thành, Đồng Nai.
Chưa năm nào người nông dân trồng các loại rau củ ở Đà Lạt, Lâm Đồng được thụ hưởng niềm vui trọng vẹn được mùa, trúng giá.

PGS.TS Vũ Trọng Khải: Nguy hiểm hơn cả là nền nông nghiệp Việt Nam đang đầu độc cả dân tộc một các hợp pháp bằng các loại nông sản không an toàn.

Giá bán giảm mạnh đã làm kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông - lâm - thủy sản “bốc hơi” 1,82 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm

Nhiều doanh nghiệp lớn bắt đầu tham gia vào chuỗi cung ứng giết mổ và phân phối thịt bò về tận các địa phương, khiến số lượng bò nhập khẩu từ Australia đã tăng gần 6 lần trong thời gian từ 2012-2014.