Thiệt Hại Nặng Vì Meo Không Cho Nấm

Hơn một tháng nay, nhiều cơ sở nhập meo giống của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ (TTNCƯD&DVKHCN) Tiền Giang bị thiệt hại nặng vì bịch phôi đã cấy meo không cho nấm.
Nguyên nhân theo nhiều cơ sở phản ánh là do meo giống không đạt chất lượng.
Ông Chiêu Công Luận - chủ một cơ sở sản xuất nấm tại phường Khánh Hậu, TP Tân An, Long An - cho biết hơn tháng qua ông mua của TTNCƯD&DVKHCN Tiền Giang 80.000 meo nhưng đến 99% không cho nấm khiến ông thiệt hại nặng.
Theo anh Ngô Văn Sáng - chủ một đơn vị cung cấp phôi nấm tại Tiền Giang, có nhiều cơ sở bị thiệt hại sau khi cấy meo của TTNCƯD&DVKHCN Tiền Giang với số lượng lên đến hàng trăm ngàn phôi.
“Cùng trong điều kiện nuôi trồng như nhau, loại meo giống nhau nhưng phôi được cấy meo lấy từ TP.HCM 99% cho nấm với năng suất tốt, còn phôi được cấy meo lấy từ Tiền Giang chết gần hết” - ông Sáng khẳng định.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Quang Khôi - phó giám đốc TTNCƯD&DVKHCN Tiền Giang - cho biết gần tháng nay trung tâm tạm thời ngưng cung cấp meo giống để kiểm tra lại chất lượng và số lượng meo.
“Quan điểm của trung tâm là nếu xác định lỗi thuộc về meo thì sẽ đền bù lại giống meo mới đạt chất lượng hoặc hoàn tiền mua meo cho những cơ sở bị thiệt hại” - ông Khôi nói.
Có thể bạn quan tâm

Từ 5 hộ thí điểm nuôi gà chọi lai cho hiệu quả cao ở ấp Trùm Thuật A và Trùm Thuật B, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, qua 1 năm mô hình này đã nhân rộng trên 30 hộ nuôi.

“Trong khi nhiều nông dân bám đồi, bám nương trồng sắn, trồng ngô quanh năm không đủ ăn thì gia đình anh Phạm Huy Khánh ở bản Rạng Đông lại mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi lợn thịt.

Trên thị trường hiện có hàng chục sản phẩm máy móc phục vụ nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu sản xuất theo quy mô hộ gia đình. Đa số các loại máy móc này được chế tạo bởi những “nhà sáng chế” tay ngang bắt nguồn từ nhu cầu thực tế. Trong đó, nhiều cơ sở đã đầu tư theo hướng sản xuất chuyên nghiệp dòng hàng này.

Vụ dưa hấu năm nay nông dân than trời vì dưa ế, giá rẻ. Thảm cảnh này khiến nông dân sản xuất các loại nông sản khác thấp thỏm, âu lo. Nhất là khi bài toán đầu ra cho nông sản đến giờ vẫn còn bỏ ngỏ…

Với gần 1 triệu tấn lúa, trên 200 nghìn tấn ngô và hàng trăm nghìn tấn sắn sản xuất mỗi năm, Nghệ An được coi là địa phương có nguồn nông sản dồi dào. Thế nhưng, lượng nông sản này hầu như đang được tiêu thụ trên thị trường tự do với nhiều vấn đề bất cập, số “vào” được các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn vẫn chưa nhiều.