Thiệt Hại Hàng Trăm Triệu Đồng Vì Cá Bị Ghẻ Lở

Gần một tháng nay, hàng chục hộ nuôi cá lóc đầu vuông trong vèo ở xã Phước Chỉ (Trảng Bàng - Tây Ninh) lao đao vì cá bị ghẻ lở mà chưa rõ nguyên nhân.
Theo thống kê của UBND xã, toàn xã có 90 hộ nuôi cá lóc với số lượng hơn 265.000 con, trong đó nuôi vèo 249.000 con, nuôi bè 16.000 con. Trong tháng 1.2014, nông dân thu hoạch cá, nhưng do giá cá thấp nên số thu hoạch chỉ đạt 50% (khoảng 132.000 con) số cá nuôi. Bà con dự định chờ qua Tết Nguyên đán, khi được giá sẽ tiếp tục xuất bán.
Tuy nhiên, trong thời gian này, khoảng 50% số cá lóc còn lại xuất hiện tình trạng bị lở loét, tập trung ở phần đầu, mép dưới miệng cá, bụng và lưng… Đa phần số cá bị bệnh đều chết. Chỉ một số ít cá còn sống được là do người dân tích cực thay đổi nguồn nước, xử lý nước ao bằng các loại thuốc.
Ông Nguyễn Thành Lập- Chủ tịch UBND xã Phước Chỉ cho biết, ước tính số cá bị thiệt hại là 66.250 con, tương đương 16,5 tấn, với tổng số tiền thiệt hại trên 612 triệu đồng.
Ông Lập cũng cho biết thêm, ngay sau khi xảy ra tình trạng cá bị ghẻ lở, xã báo cáo về trên, Chi cục Thủy sản Tây Ninh xuống khảo sát lấy mẫu, tuy nhiên vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Riêng phía người dân cho rằng cá bị bệnh lở loét và chết là do nước sông Vàm Cỏ Đông bị ô nhiễm.
Có thể bạn quan tâm

Thỏ lại là loài vật nuôi có vòng đời sản xuất rất ngắn, nhanh tăng đàn, hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy những ưu điểm đó, Phòng LĐ – TB&XH huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã triển khai mô hình nuôi thỏ cho 30 hộ nghèo ở thôn Phú Hòa, xã Trà Phú, bước đầu đạt kết quả khả quan.

Vài năm gần đây, rất nhiều gia đình ở xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) chú trọng vào nghề chăn nuôi bò sữa. Nhờ sự cần cù, chịu khó của bản thân, sự hỗ trợ tích cực về vốn lẫn kỹ thuật từ chính quyền địa phương, người dân đã biết cách nuôi bò sữa hiệu quả và đã có cuộc sống no đủ hơn.

Ngày 19/5, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đã chủ trì Hội thảo “Sử dụng vi sinh thay thế hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm sạch” với sự tham gia của hơn 400 hộ nuôi tôm các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu.

Nhiều trang trại cho biết, hiện gà đã quá thời hạn xuất chuồng nhưng không thể bán được. Nguồn cung gà thịt hiện đang rất dư thừa, trong khi thị trường lại không mặn mà với sản phẩm này, người tiêu dùng e dè với thịt gà, do đó lượng gà tồn kho đang rất lớn.

Nhiều người nghĩ rằng trồng nấm rơm trên núi sẽ là một hướng đi khó khăn bởi xa nguồn nguyên liệu và đối mặt với sự chuyển biến phức tạp của thời tiết. Thế nhưng hướng đi táo bạo ấy của gia đình anh Lê Trọng Khánh - chị Trương Thị Ngọc Lài, ở thôn Tân Hữu, xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã thành công và mở ra một hướng làm kinh tế mới đầy hứa hẹn cho người dân nơi đây...