Thiệt Hại Hàng Trăm Triệu Đồng Vì Cá Bị Ghẻ Lở

Gần một tháng nay, hàng chục hộ nuôi cá lóc đầu vuông trong vèo ở xã Phước Chỉ (Trảng Bàng - Tây Ninh) lao đao vì cá bị ghẻ lở mà chưa rõ nguyên nhân.
Theo thống kê của UBND xã, toàn xã có 90 hộ nuôi cá lóc với số lượng hơn 265.000 con, trong đó nuôi vèo 249.000 con, nuôi bè 16.000 con. Trong tháng 1.2014, nông dân thu hoạch cá, nhưng do giá cá thấp nên số thu hoạch chỉ đạt 50% (khoảng 132.000 con) số cá nuôi. Bà con dự định chờ qua Tết Nguyên đán, khi được giá sẽ tiếp tục xuất bán.
Tuy nhiên, trong thời gian này, khoảng 50% số cá lóc còn lại xuất hiện tình trạng bị lở loét, tập trung ở phần đầu, mép dưới miệng cá, bụng và lưng… Đa phần số cá bị bệnh đều chết. Chỉ một số ít cá còn sống được là do người dân tích cực thay đổi nguồn nước, xử lý nước ao bằng các loại thuốc.
Ông Nguyễn Thành Lập- Chủ tịch UBND xã Phước Chỉ cho biết, ước tính số cá bị thiệt hại là 66.250 con, tương đương 16,5 tấn, với tổng số tiền thiệt hại trên 612 triệu đồng.
Ông Lập cũng cho biết thêm, ngay sau khi xảy ra tình trạng cá bị ghẻ lở, xã báo cáo về trên, Chi cục Thủy sản Tây Ninh xuống khảo sát lấy mẫu, tuy nhiên vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Riêng phía người dân cho rằng cá bị bệnh lở loét và chết là do nước sông Vàm Cỏ Đông bị ô nhiễm.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ; đến nay, trên địa bàn huyện Quản Bạ đã có hàng nghìn lượt hộ nông dân được vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) huyện để phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao, tạo đà để nhiều người dân vươn lên thoát nghèo.

Sau 2 năm triển khai thực hiện, cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã từng bước khẳng định mô hình sản xuất lúa kiểu mẫu tại Hậu Giang. Tuy nhiên, các hình thức đầu tư khép kín từ sản xuất đến thu mua sản phẩm giữa người dân với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu tiến tới xây dựng cánh đồng lớn cho tỉnh.

Trao đổi với chúng tôi về tình hình sản xuất vụ đông, đồng chí Cao Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Thao đánh giá: Là huyện đồng bằng, đất chật, người đông, từ lâu Lâm Thao đã chú trọng tăng vụ, trong đó sớm đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.

Từ tháng 5/2014 đến nay, dịch sâu róm tấn công rừng thông phát triển mạnh tại địa bàn các huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh và Hướng Hóa (Quảng Trị), gây thiệt hại nặng nề cho hơn 1.000 ha rừng thông. Năm nay dịch sâu róm xuất hiện sớm, xảy ra trong điều kiện nắng nóng kéo dài nên diễn biến rất phức tạp.

Tiếp đến là bọ xít dài có nguy cơ xuất hiện trên các trà lúa đang bước vào thời kỳ trỗ hoặc chắc xanh ở khu vực gần rừng. Để phòng trừ 2 loại sâu bệnh hại này, nông dân cần tích cực thăm đồng để phát hiện và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố, thị xã…