Thiệt Hại Gần 13.000 Ha Tôm Nuôi

Do môi trường và thời tiết thay đổi, chuyển mưa chính vụ, buổi sáng trời nắng nóng, buổi chiều mưa rải rác nên vùng nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại hơn 12.951 ha.
Trong đó tôm sú thiệt hại 3.042 ha, chiếm 22,8% diện tích thả, tôm thẻ thiệt hại 9.909 ha, chiếm 44,8% diện tích thả.
Diện tích tôm chết tập trung ở địa bàn thị xã Vĩnh Châu, các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và Cù Lao Dung. Cho đến nay, người dân nuôi tôm ở Sóc Trăng lo nhất là tôm bị dịch bệnh chết do virus đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng khuyến cáo: Để phòng ngừa dịch bệnh người nuôi tôm cần quản lý tốt môi trường ao nuôi, diệt khuẩn trong ao, tăng cường men tiêu hóa và các khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Nuôi tôm theo mô hình bền vững, bảo vệ môi trường, thả nuôi với mật độ thưa, áp dụng nuôi theo hướng VietGAP, BMP, mô hình nuôi ghép với cá rô phi, nuôi tôm hai giai đoạn.
Có thể bạn quan tâm

Do tác động của ElNino được dự báo là đạt mức cao nhất trong lịch sử nên ngành thuỷ lợi đã đưa ra cảnh báo nguy cơ thiếu nước tưới tiêu cho cây trồng trong vụ đông xuân 2015-2016.

Trả lời phỏng vấn của PV Dân Việt nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập Bộ Canh nông, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát chia sẻ, ông vẫn có nợ nông dân 2 điểm, đó là về phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương miền núi và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Hơn 7 năm công tác tại Hội Nông dân (ND) tỉnh Sóc Trăng, tôi luôn tâm niệm rằng, với người làm công tác hội, nhất thiết phải có 3 yếu tố: Đó là cái tâm, tầm và trách nhiệm” - bà Trần Thị Quýt – Chủ tịch Hội ND tỉnh Sóc Trăng chia sẻ.

Bỏ ra chưa đến chục triệu đồng, chỉ sau 1 năm, ông Nguyễn Mạnh Thắng ở Vĩnh Niệm (Lê Chân, TP. Hải Phòng) đã có một vườn thanh long ruột đỏ rộng cả 100 mét vuông trên sân thượng, cho quả sai trĩu.

Ngày 25.10, đại diện Chi cục Thú y Phú Yên cho biết, UBND tỉnh này đã ra quyết định công bố dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc tại xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân.