Thiệt Hại Gần 13.000 Ha Tôm Nuôi

Do môi trường và thời tiết thay đổi, chuyển mưa chính vụ, buổi sáng trời nắng nóng, buổi chiều mưa rải rác nên vùng nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại hơn 12.951 ha.
Trong đó tôm sú thiệt hại 3.042 ha, chiếm 22,8% diện tích thả, tôm thẻ thiệt hại 9.909 ha, chiếm 44,8% diện tích thả.
Diện tích tôm chết tập trung ở địa bàn thị xã Vĩnh Châu, các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và Cù Lao Dung. Cho đến nay, người dân nuôi tôm ở Sóc Trăng lo nhất là tôm bị dịch bệnh chết do virus đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng khuyến cáo: Để phòng ngừa dịch bệnh người nuôi tôm cần quản lý tốt môi trường ao nuôi, diệt khuẩn trong ao, tăng cường men tiêu hóa và các khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Nuôi tôm theo mô hình bền vững, bảo vệ môi trường, thả nuôi với mật độ thưa, áp dụng nuôi theo hướng VietGAP, BMP, mô hình nuôi ghép với cá rô phi, nuôi tôm hai giai đoạn.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Trần Bảo Toàn, GĐ DNTN Thanh Lịch (Đồng Tháp), giá gạo thành phẩm ở ĐBSCL đang ở mức khá cao. Ngày 8/7, gạo 5% tấm thành phẩm tại kho ở mức 8.200-8.300 đ/kg. Giá gạo 5% tấm khi cặp mạn tàu khoảng 8.400-8.500 đ/kg. Gạo thành phẩm 15% tấm ở mức 7.800 đ/kg …

Trong những ngành hàng nông sản XK chủ lực, hồ tiêu có lẽ là mặt hàng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong nửa đầu năm nay. Tính đến giữa tháng 5, các DN đã XK được 83.471 tấn hạt tiêu, đạt giá trị trên 579 triệu USD.

Giữa trưa, trong cái nắng chói chang của mùa hè, trên đồng muối thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước) nhưng hàng chục diêm dân mải miết lao động. Người cào, người gánh, người vận chuyển muối lên xe đưa đi tiêu thụ, tất cả đều rất hối hả.

Không đầu tư thêm nhà máy chế biến cá tra phi lê ở ĐBSCL - Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại buổi lấy ý kiến dự thảo “Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 10/7.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có 5 loại hình cà phê bền vững gồm: 4C, UTZ Certified, RFA và Fairtrade. Tuy nhiên với cà phê canh tác theo tiêu chuẩn 4C (canh tác dựa trên những tiêu chuẩn về kinh tế, môi trường, xã hội) được xem là loại hình phổ biến nhất do yêu cầu kỹ thuật ở mức cơ bản dễ tiếp cận đối với người dân.