Thiệt Hại Gần 13.000 Ha Tôm Nuôi

Do môi trường và thời tiết thay đổi, chuyển mưa chính vụ, buổi sáng trời nắng nóng, buổi chiều mưa rải rác nên vùng nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại hơn 12.951 ha.
Trong đó tôm sú thiệt hại 3.042 ha, chiếm 22,8% diện tích thả, tôm thẻ thiệt hại 9.909 ha, chiếm 44,8% diện tích thả.
Diện tích tôm chết tập trung ở địa bàn thị xã Vĩnh Châu, các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và Cù Lao Dung. Cho đến nay, người dân nuôi tôm ở Sóc Trăng lo nhất là tôm bị dịch bệnh chết do virus đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng khuyến cáo: Để phòng ngừa dịch bệnh người nuôi tôm cần quản lý tốt môi trường ao nuôi, diệt khuẩn trong ao, tăng cường men tiêu hóa và các khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Nuôi tôm theo mô hình bền vững, bảo vệ môi trường, thả nuôi với mật độ thưa, áp dụng nuôi theo hướng VietGAP, BMP, mô hình nuôi ghép với cá rô phi, nuôi tôm hai giai đoạn.
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân tỉnh Bình Định đã không chút sờn lòng, mà còn đóng mới thêm nhiều tàu cá có công suất lớn để bám biển, mặc cho tàu Trung Quốc điên cuồng phá hoại.

Ngày 22.5, Trung tâm Giống thủy sản Bình Định phối hợp với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (chi nhánh Bình Định) đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà trước khi nuôi thương phẩm (còn gọi là kỹ thuật ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà) cho đông đảo bà con tại xã Mỹ Thắng (Phù Mỹ).

Hai tổ chức chứng nhận Friend of the Sea (FOS) và GlobalGAP đã công bố cùng hợp tác trong việc dán nhãn tiêu dùng cho hơn 2 triệu tấn thủy sản nuôi.

Những năm gần đây, thường cứ vào tháng 5-6 là thời điểm dịch bệnh tai xanh lại bùng phát trên đàn lợn và diễn biến phức tạp. Để giảm thiểu thiệt hai do dịch bệnh gây ra, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch.

Ông Hà Văn Rem, một trong những nông dân có nhiều thâm niên trong việc trồng môn cho biết, nhờ trồng môn mà đời sống người dân trong ấp Đại An (Trà Vinh) không ngừng được cải thiện, nhiều ngôi nhà xây dựng kiên cố đã mọc lên từ thu nhập “trồng môn”.