Thiệt Hại Gần 13.000 Ha Tôm Nuôi

Do môi trường và thời tiết thay đổi, chuyển mưa chính vụ, buổi sáng trời nắng nóng, buổi chiều mưa rải rác nên vùng nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại hơn 12.951 ha.
Trong đó tôm sú thiệt hại 3.042 ha, chiếm 22,8% diện tích thả, tôm thẻ thiệt hại 9.909 ha, chiếm 44,8% diện tích thả.
Diện tích tôm chết tập trung ở địa bàn thị xã Vĩnh Châu, các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và Cù Lao Dung. Cho đến nay, người dân nuôi tôm ở Sóc Trăng lo nhất là tôm bị dịch bệnh chết do virus đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng khuyến cáo: Để phòng ngừa dịch bệnh người nuôi tôm cần quản lý tốt môi trường ao nuôi, diệt khuẩn trong ao, tăng cường men tiêu hóa và các khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Nuôi tôm theo mô hình bền vững, bảo vệ môi trường, thả nuôi với mật độ thưa, áp dụng nuôi theo hướng VietGAP, BMP, mô hình nuôi ghép với cá rô phi, nuôi tôm hai giai đoạn.
Có thể bạn quan tâm

Mỗi năm Mộc Châu trồng 1.350 tấn cà chua, thì nông trại của anh Trương Văn Dư chiếm gần nửa, cung ứng 600 tấn cho Hà Nội.

Những thứ phụ phẩm nông sản bỏ đi nhưng chỉ qua một số khâu trong chế biến, đã trở thành các loại nguyên liệu xuất khẩu, giúp doanh nghiệp thu hàng triệu đô la

Mày mò cách trồng dâu tây thủy canh trên Internet và tự dịch tài liệu tiếng Anh, lão nông thu về 5 tỷ đồng mỗi năm.

Mô hình do nhóm kỹ sư Trường ĐH Nha Trang khởi xướng trước thực trạng thực phẩm bẩn đang tràn lan hiện nay.Nhóm đã thành lập Cty TNHH Sala Việt Nam để điều hành

Nghề chăn nuôi thú rừng ở xã Tam Lãnh (Phú Ninh) đến nay đã phát triển khá mạnh, quy mô về con giống. Mô hình nuôi kết hợp giữa chồn hương và chim công hiệu quả