Thiệt hại do nghêu chết khoảng 400 tỷ đồng

So với nhiều năm qua, thiệt hại do nuôi nghêu năm nay là lớn nhất. Nếu như năm 2013 được đánh giá là thiệt hại cao nhưng tỷ lệ cũng chỉ dưới 70%, trung bình dao động từ 30 - 40% nên sau đó người dân thả nuôi trở lại. Tuy nhiên, mùa nghêu năm 2015 các sân nuôi nghêu bị chết dao động từ 75 - 90% nên gây ra thiệt hại rất nặng nề.
Đề cập về các chính sách hỗ trợ cho người nuôi nghêu bị thiệt hại, bà Huỳnh Thị Tỏ cho biết, theo Nghị định 142 của Chính phủ về các chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp, sau đó được điều chỉnh theo Quyết định 49, địa phương đã hoàn tất các thủ tục đề xuất hỗ trợ thiệt hại do nghêu chết gây ra.
Thực tế những năm qua, người nuôi nghêu bị thiệt hại cũng đã từng được Nhà nước hỗ trợ. Chẳng hạn như năm 2013, mỗi ha nuôi nghêu bị chết từ 30 - 70% được hỗ trợ thiệt hại là 20 triệu đồng khi người nuôi bảo đảm đủ các điều kiện nuôi theo quy định. “Liên tục trong những năm qua, tình trạng nghêu chết diễn ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn.
Tuy nhiên, điều đáng nói là đến thời điểm hiện nay các cơ quan chuyên môn chưa có kết luận chính xác nguyên nhân vì sao nghêu bị chết. Do vậy người nuôi nghêu cảm thấy hoang mang” - bà Huỳnh Thị Tỏ cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Khi các phương tiện thông tin đại chúng phanh phui việc nấm kim châm nhập khẩu nhưng đóng gói mang thương hiệu Việt Nam, không đảm bảo chất lượng bày bán trên thị trường, tôi vốn là “tín đồ” của món này tức tốc gọi cho bạn là chủ một chuỗi cửa hàng ăn uống lớn ở TP Hạ Long để “truy vấn” về nguồn gốc nấm mà tôi vẫn ăn.

Đến nay, hơn 200 hộ dân tại khu vực Ô Quý Hồ, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã nhận đủ 16.000 cọc bê tông của huyện hỗ trợ để làm giàn su su với diện tích 90 ha. Số cọc bê tông này có tổng trị giá 1,6 tỷ đồng.

Việt Nam đang phải nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn hạt điều mỗi năm cho ngành chế biến nhân điều xuất khẩu. Trong khi đó, nông dân lại đang đua nhau chặt bỏ loại cây trồng chủ lực này do hiệu quả kém.

“Vương quốc” thanh long của Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô diện tích cũng đồng thời đòi hỏi nguồn điện cung ứng tăng cao. Vì vậy để phát huy hiệu quả cho cây trồng lợi thế này, ngành điện sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư nhiều công trình điện trong năm nay.

Sau mùa trái cây vụ tết, ông Nguyễn Văn Sơn, nhà vườn trồng bưởi da xanh ở xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, giá các loại bưởi luôn ở mức cao (nhất là bưởi da xanh), thương lái đến vườn mua bưởi da xanh loại 1 (bình quân 1,5 kg/trái) với giá 60.000 đồng/kg, loại 2 cũng lên đến 45.000 - 50.000 đồng/kg.