Thiệt hại do nghêu chết khoảng 400 tỷ đồng

So với nhiều năm qua, thiệt hại do nuôi nghêu năm nay là lớn nhất. Nếu như năm 2013 được đánh giá là thiệt hại cao nhưng tỷ lệ cũng chỉ dưới 70%, trung bình dao động từ 30 - 40% nên sau đó người dân thả nuôi trở lại. Tuy nhiên, mùa nghêu năm 2015 các sân nuôi nghêu bị chết dao động từ 75 - 90% nên gây ra thiệt hại rất nặng nề.
Đề cập về các chính sách hỗ trợ cho người nuôi nghêu bị thiệt hại, bà Huỳnh Thị Tỏ cho biết, theo Nghị định 142 của Chính phủ về các chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp, sau đó được điều chỉnh theo Quyết định 49, địa phương đã hoàn tất các thủ tục đề xuất hỗ trợ thiệt hại do nghêu chết gây ra.
Thực tế những năm qua, người nuôi nghêu bị thiệt hại cũng đã từng được Nhà nước hỗ trợ. Chẳng hạn như năm 2013, mỗi ha nuôi nghêu bị chết từ 30 - 70% được hỗ trợ thiệt hại là 20 triệu đồng khi người nuôi bảo đảm đủ các điều kiện nuôi theo quy định. “Liên tục trong những năm qua, tình trạng nghêu chết diễn ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn.
Tuy nhiên, điều đáng nói là đến thời điểm hiện nay các cơ quan chuyên môn chưa có kết luận chính xác nguyên nhân vì sao nghêu bị chết. Do vậy người nuôi nghêu cảm thấy hoang mang” - bà Huỳnh Thị Tỏ cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 4 năm nay, một số nhà vườn ở quận Ô Môn đã chịu khó học hỏi về kỹ thuật và tìm loại cây ăn trái giống mới thích hợp với vùng đất ở đây. Trong số đó, ông Trần Văn Hiện (Bảy Hiện) là người đầu tiên chuyển sang trồng cam xoàn tại khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn - TP Cần Thơ.

Khi người dân đẩy nhanh tiến độ cải tạo đất chuẩn bị cho một vụ tôm nuôi mới cũng là lúc thị trường tôm giống dần “nóng” lên. Để có được những vụ nuôi thành công trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay và tình trạng dịch bệnh gan tuỵ chưa được khống chế, hơn bao giờ hết người dân đang kỳ vọng sẽ có nguồn giống chất lượng để giảm đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước lạnh (Viện Nghiên cứu Thủy sản 1) cho biết, đơn vị đã làm chủ được công nghệ ương nuôi giống cá trắng châu Âu (Coregonus lavaretus), một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao.

Năm 2013, Trạm Khuyến nông Kỳ Sơn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng mô hình “Ương nuôi cá giống cấp 2" với quy mô 0,5 ha. 5 hộ dân tại bản Thà Lạng, xã Bảo Thắng tham gia thực hiện mô hình.

Đó là nhận định của hầu hết ngư dân và những cán bộ theo dõi hoạt động đánh bắt hải sản biển ở Đà Nẵng. Theo đó, thị trường Tết Nguyên đán năm nay, hải sản không dồi dào như mấy năm trước, nếu như không muốn nói là khá khan hiếm các loại tươi ngon.