Thị Xã Sầm Sơn Hơn 500 Lao Động Có Việc Làm Nhờ Phát Triển Làng Nghề Vỏ Ốc

Những năm qua, thị xã Sầm Sơn đã tổ chức cho các chủ cơ sở làm nghề vỏ ốc đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm mô hình sản xuất đồ mỹ nghệ ở trong và ngoài tỉnh; mở rộng, nhân mới nhiều cơ sở sản xuất vỏ ốc, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận kinh tế đối với các cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống đủ tiêu chí quy định để chủ cơ sở yên tâm đầu tư kinh doanh, sản xuất lâu dài; đồng thời tạo môi trường thuận lợi trong cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm kịp thời...
Qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất vỏ ốc với những đường nét điêu khắc tinh tế, kết hợp giữa chạm khắc thủ công với chạm khắc bằng máy, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho một số sản phẩm.
Đến nay, làng nghề truyền thống sản xuất vỏ ốc đang có những bước phát triển mới, góp phần tạo việc làm cho hơn 500 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân từ 2,5 đến 4 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu bình quân hàng năm của mỗi cơ sở, làng nghề đạt từ 40 - 60 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân thị trấn Mỹ Luông (An Giang) đã chuyển đổi 30 ha đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang vườn.

Với gần 20 ha cam, quýt các loại như: cam lòng vàng CS1, V2, cam canh, quýt ôn châu, mỗi năm gia đình anh Bùi Việt Bách, khu 3, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong thu nhập tiền tỷ và giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương.

anh Nguyễn Văn Ngà, ngụ ấp Vĩnh Thạnh “A”, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã chuyển đổi thành công mô hình từ lúa sang vườn, trồng với nhiều loại cây ăn trái như: dừa, xoài, ổi đài loan, chanh không hạt.

Cá Leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801) là cá nước ngọt có kích thước lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt ngon, được nhiều người ưa thích và có giá trị thương phẩm cao đang được nghiên cứu để làm đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Chi cục nuôi trồng thủy sản Cà Mau thực hiện dự án sản xuất tôm giống theo quy trình hạn chế nhiễm bệnh MBV (bệnh còi).