Thị Xã Sầm Sơn Hơn 500 Lao Động Có Việc Làm Nhờ Phát Triển Làng Nghề Vỏ Ốc

Những năm qua, thị xã Sầm Sơn đã tổ chức cho các chủ cơ sở làm nghề vỏ ốc đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm mô hình sản xuất đồ mỹ nghệ ở trong và ngoài tỉnh; mở rộng, nhân mới nhiều cơ sở sản xuất vỏ ốc, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận kinh tế đối với các cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống đủ tiêu chí quy định để chủ cơ sở yên tâm đầu tư kinh doanh, sản xuất lâu dài; đồng thời tạo môi trường thuận lợi trong cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm kịp thời...
Qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất vỏ ốc với những đường nét điêu khắc tinh tế, kết hợp giữa chạm khắc thủ công với chạm khắc bằng máy, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho một số sản phẩm.
Đến nay, làng nghề truyền thống sản xuất vỏ ốc đang có những bước phát triển mới, góp phần tạo việc làm cho hơn 500 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân từ 2,5 đến 4 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu bình quân hàng năm của mỗi cơ sở, làng nghề đạt từ 40 - 60 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tư cho khoa học công nghệ là mấu chốt giúp thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng.
Việc “tìm chọn cây, con gì để đảm bảo thu nhập, hiệu quả trên cùng một diện tích canh tác, nuôi trồng đối với nông dân là vấn đề then chốt đặt ra trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là trong xóa đói giảm nghèo.
Ngày 16.9, tại xã Đông Tảo, UBND huyện Khoái Châu (Hưng Yên) tổ chức lễ công bố quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể gà Đông Tảo Hưng Yên.

2 năm trở lại đây, giá bán hạt tiêu trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) tăng cao, hiệu quả kinh tế từ cây hồ tiêu khá lớn, nên diện tích trồng hồ tiêu tăng nhanh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang vừa tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất vụ lúa Đông xuân 2015 - 2016 với các địa phương, các công ty, doanh nghiệp thu mua, chế biến lương thực trong và ngoài tỉnh.