Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp): Bảo Vệ Tôm, Cá Nuôi Trong Mùa Lũ

Mùa lũ năm nay, toàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 138,65ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, 46ha cá tra thương phẩm, 105 ao nuôi cá tra giống, 209 lồng bè... tập trung ở 3 xã: Bình Thạnh, An Bình B và An Thạnh. Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp nên việc bảo vệ ruộng, ao, lồng bè nuôi thủy sản được các hộ nuôi đặc biệt quan tâm.
Ngay từ đầu mùa lũ, các hộ nuôi tôm, cá đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó khi có lũ lớn xảy ra. Gia đình anh Trương Văn Nhỏi - ấp Bình Chánh, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự nuôi được 2ha tôm càng xanh. Rút kinh nghiệm từ mùa lũ năm 2011, anh chủ động mua lưới, chuẩn bị thêm cây, thuê nhân công dự phòng để khi nước lớn có thể ứng phó kịp thời. Anh Nhỏi nói: “Nuôi tôm mùa lũ, nước ít thì lo tôm không phát triển, nước nhiều thì mừng vì tôm phát triển mau nhưng lo sợ bị thất thoát nên việc bảo vệ tôm được gia đình tôi rất quan tâm”.
Để bảo vệ tôm, cá an toàn trong mùa lũ ngoài túc trực thường xuyên, ban đêm bà con còn phải đi kiểm tra xung quanh ao nuôi, lồng bè để phát hiện chỗ lưới bị hỏng, kịp thời sửa chữa.
Từ đầu mùa lũ đến nay, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự đã tiến hành kiểm tra khảo sát nắm tình hình nuôi thủy sản của bà con trong toàn thị xã nhiều lần. Qua khảo sát cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa có thiệt hại gì xảy ra do lũ. Tuy nhiên, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự khuyến cáo bà con có diện tích nuôi thủy sản nên thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết, cơi nới lưới lên cao để bảo vệ cá, tôm.Mùa lũ năm nay, toàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 138,65ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, 46ha cá tra thương phẩm, 105 ao nuôi cá tra giống, 209 lồng bè... tập trung ở 3 xã: Bình Thạnh, An Bình B và An Thạnh. Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp nên việc bảo vệ ruộng, ao, lồng bè nuôi thủy sản được các hộ nuôi đặc biệt quan tâm.
Ngay từ đầu mùa lũ, các hộ nuôi tôm, cá đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó khi có lũ lớn xảy ra. Gia đình anh Trương Văn Nhỏi - ấp Bình Chánh, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự nuôi được 2ha tôm càng xanh. Rút kinh nghiệm từ mùa lũ năm 2011, anh chủ động mua lưới, chuẩn bị thêm cây, thuê nhân công dự phòng để khi nước lớn có thể ứng phó kịp thời. Anh Nhỏi nói: “Nuôi tôm mùa lũ, nước ít thì lo tôm không phát triển, nước nhiều thì mừng vì tôm phát triển mau nhưng lo sợ bị thất thoát nên việc bảo vệ tôm được gia đình tôi rất quan tâm”.
Để bảo vệ tôm, cá an toàn trong mùa lũ ngoài túc trực thường xuyên, ban đêm bà con còn phải đi kiểm tra xung quanh ao nuôi, lồng bè để phát hiện chỗ lưới bị hỏng, kịp thời sửa chữa.
Từ đầu mùa lũ đến nay, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự đã tiến hành kiểm tra khảo sát nắm tình hình nuôi thủy sản của bà con trong toàn thị xã nhiều lần. Qua khảo sát cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa có thiệt hại gì xảy ra do lũ. Tuy nhiên, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự khuyến cáo bà con có diện tích nuôi thủy sản nên thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết, cơi nới lưới lên cao để bảo vệ cá, tôm.
Có thể bạn quan tâm

6 tháng đầu năm 2014, trong lúc nhiều loại hình đánh bắt của ngư dân Quảng Ngãi đang gặp khó khăn vì sản lượng đạt không cao, thì những người hành nghề câu mực khơi ở ngư trường Trường Sa đã bội thu, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Theo thống kê, đến nay toàn huyện thu hoạch được hơn 1.000 ha trong tổng diện tích 1.900 ha nuôi tôm công nghiệp. Có hơn 40% diện tích tôm nuôi có năng suất khá, phần còn lại phải thu hoạch sớm do tôm bệnh. Thực tế này cho thấy, tỷ lệ tôm nuôi bị nhiễm bệnh và thiệt hại trong những tháng đầu năm nay khá cao.

Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các tỉnh biên giới không cho phép buôn bán, vận chuyển qua biên giới gia cầm và sản phẩm gia cầm chưa qua xử lý nhiệt, không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc

So sánh kinh nghiệm thành công của kiwi của NewZeland với việc trồng thanh long ở Bình Thuận cho thấy chúng ta có đủ các điều kiện để tạo giá trị xuất khẩu cao cho loại trái cây đặc biệt này.

Không nuôi trồng thuỷ sản hay trồng rừng để phát triển kinh tế như phần đông người dân ở Bản Sen (Vân Đồn - Quảng Ninh) vẫn lựa chọn, chàng thanh niên Kiều Văn Tuấn, sinh năm 1986 lại mạnh dạn đặt niềm tin vào nghề trồng cam Sen đang mai một ở địa phương...