Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp): Bảo Vệ Tôm, Cá Nuôi Trong Mùa Lũ

Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp): Bảo Vệ Tôm, Cá Nuôi Trong Mùa Lũ
Ngày đăng: 25/10/2013

Mùa lũ năm nay, toàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 138,65ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, 46ha cá tra thương phẩm, 105 ao nuôi cá tra giống, 209 lồng bè... tập trung ở 3 xã: Bình Thạnh, An Bình B và An Thạnh. Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp nên việc bảo vệ ruộng, ao, lồng bè nuôi thủy sản được các hộ nuôi đặc biệt quan tâm.

Ngay từ đầu mùa lũ, các hộ nuôi tôm, cá đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó khi có lũ lớn xảy ra. Gia đình anh Trương Văn Nhỏi - ấp Bình Chánh, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự nuôi được 2ha tôm càng xanh. Rút kinh nghiệm từ mùa lũ năm 2011, anh chủ động mua lưới, chuẩn bị thêm cây, thuê nhân công dự phòng để khi nước lớn có thể ứng phó kịp thời. Anh Nhỏi nói: “Nuôi tôm mùa lũ, nước ít thì lo tôm không phát triển, nước nhiều thì mừng vì tôm phát triển mau nhưng lo sợ bị thất thoát nên việc bảo vệ tôm được gia đình tôi rất quan tâm”.

Để bảo vệ tôm, cá an toàn trong mùa lũ ngoài túc trực thường xuyên, ban đêm bà con còn phải đi kiểm tra xung quanh ao nuôi, lồng bè để phát hiện chỗ lưới bị hỏng, kịp thời sửa chữa.

Từ đầu mùa lũ đến nay, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự đã tiến hành kiểm tra khảo sát nắm tình hình nuôi thủy sản của bà con trong toàn thị xã nhiều lần. Qua khảo sát cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa có thiệt hại gì xảy ra do lũ. Tuy nhiên, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự khuyến cáo bà con có diện tích nuôi thủy sản nên thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết, cơi nới lưới lên cao để bảo vệ cá, tôm.Mùa lũ năm nay, toàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 138,65ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, 46ha cá tra thương phẩm, 105 ao nuôi cá tra giống, 209 lồng bè... tập trung ở 3 xã: Bình Thạnh, An Bình B và An Thạnh. Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp nên việc bảo vệ ruộng, ao, lồng bè nuôi thủy sản được các hộ nuôi đặc biệt quan tâm.

Ngay từ đầu mùa lũ, các hộ nuôi tôm, cá đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó khi có lũ lớn xảy ra. Gia đình anh Trương Văn Nhỏi - ấp Bình Chánh, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự nuôi được 2ha tôm càng xanh. Rút kinh nghiệm từ mùa lũ năm 2011, anh chủ động mua lưới, chuẩn bị thêm cây, thuê nhân công dự phòng để khi nước lớn có thể ứng phó kịp thời. Anh Nhỏi nói: “Nuôi tôm mùa lũ, nước ít thì lo tôm không phát triển, nước nhiều thì mừng vì tôm phát triển mau nhưng lo sợ bị thất thoát nên việc bảo vệ tôm được gia đình tôi rất quan tâm”.

Để bảo vệ tôm, cá an toàn trong mùa lũ ngoài túc trực thường xuyên, ban đêm bà con còn phải đi kiểm tra xung quanh ao nuôi, lồng bè để phát hiện chỗ lưới bị hỏng, kịp thời sửa chữa.

Từ đầu mùa lũ đến nay, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự đã tiến hành kiểm tra khảo sát nắm tình hình nuôi thủy sản của bà con trong toàn thị xã nhiều lần. Qua khảo sát cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa có thiệt hại gì xảy ra do lũ. Tuy nhiên, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự khuyến cáo bà con có diện tích nuôi thủy sản nên thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết, cơi nới lưới lên cao để bảo vệ cá, tôm.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Lợn Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Ưu Điểm “4 Không” Nuôi Lợn Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Ưu Điểm “4 Không”

Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.

29/07/2013
Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Lúa Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Lúa

Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.

29/07/2013
Người Dân Ồ Ạt, Tự Phát Trồng Cây Cao Su Người Dân Ồ Ạt, Tự Phát Trồng Cây Cao Su

Anh Lê Đình Bắc quê ở Bình Dương, từng là công nhân cao su có thâm niên gần 20 năm. Với mong muốn phát triển kinh tế độc lập, nhưng do thiếu vốn, đất đai ở quê nhà lại đắt đỏ, nên cách đây 7 năm, anh quyết định lên Dak Lak và chọn vùng đất triền đồi thôn 1, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) để định cư và thực hiện ý tưởng của mình.

29/07/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Siêu Nạc Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Siêu Nạc

Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái) nuôi heo siêu nạc. Anh Thành chăn nuôi theo phương thức: Công ty CP đầu tư con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh và bao tiêu sản phẩm, anh đầu tư nhân công chăm sóc và xây dựng chuồng trại nuôi 1.100 con heo siêu nạc. Trang trại xây dựng tiên tiến bao gồm kho dự trữ thức ăn, khu vực để thuốc thú y, dụng cụ khám, chữa bệnh và hệ thống nước uống tự động. Nhờ chăm sóc và phòng bệnh chu đáo nên đàn heo của anh Thành phát triển tốt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa xuất bán trên 110 tấn heo thịt, sau khi trừ chi phí anh còn lãi khoảng 200 triệu đồng/lứa.

29/07/2013
Được Mùa Lúa Vụ Mùa Được Mùa Lúa Vụ Mùa

Dù thời tiết không thuận lợi, nhưng bà con nông dân huyện Thuận Nam vẫn có một vụ lúa mùa bội thu, năng suất cao nhất từ trước đến nay.

29/07/2013