Thị Xã Bình Minh (Vĩnh Long) Thu Hoạch Trên 17.000 Tấn Trái Cây

Trong những tháng đầu năm, các nhà vườn ở TX Bình Minh (Vĩnh Long) đã thu hoạch được trên 17.000 tấn trái cây các loại. Trong đó, giá nhiều loại trái cây thanh nhiệt như: bưởi Năm Roi, thanh trà, mận xanh đường luôn ổn định ở mức cao nên các nhà vườn rất phấn khởi.
TX Bình Minh hiện có 3.225ha vườn, trồng chuyên canh các loại cây chủ lực như: bưởi Năm Roi, thanh trà, mận xanh đường, măng cụt, xoài,… với diện tích vườn đang cho trái là 2.834ha.
Trong những tháng đầu năm 2014, các nhà vườn TX Bình Minh đã thu hoạch trên 17.000 tấn trái cây các loại cung cấp cho trị trường trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài.
Do những tháng đầu năm nắng nóng kéo dài nên giá bưởi Năm Roi loại 1 có cành dao động ở mức 25.000- 32.000 đ/kg, loại 2 có giá từ 17.000- 24.000 đ/kg; thanh trà có giá từ 15.000- 20.000 đ/kg; mận xanh đường từ 8.000- 10.000 đ/kg.
Với mức giá này, nhiều nhà vườn trồng bưởi có thu nhập bình quân khoảng 200 triệu đồng/ha, nhiều hộ canh tác hiệu quả có thu nhập từ 250- 350 triệu đồng/ha; mận xanh đường cho thu nhập từ 150- 170 triệu đồng/ha; thanh trà cho thu nhập từ 200- 300 triệu đồng/ha/năm.
Tuy nhiên, ngoài trái bưởi Năm Roi được xuất khẩu ra nước ngoài thì phần lớn các loại trái cây khác chỉ tiêu thụ trong nước, chủ yếu là các chợ đầu mối và siêu thị.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Bữu Hoàng, ở ấp Tân Trị 2, xã Tân Phú, huyện Long Mỹ là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được nhiều người biết đến với mô hình trồng mãng cầu xiêm. Điều đặc biệt là ông biết cách cho cây mãng cầu ra trái theo ý muốn, vì vậy mà quanh năm, mùa nào trái mãng cầu cũng có mặt trên thị trường và thu nhập cả năm lên đến hàng trăm triệu đồng.

Anh Đinh Vũ Hải (39 tuổi, ngụ ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính. Đây là mô hình nuôi tôm trong nhà kính đầu tiên ở Việt Nam, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL.

Được thuê đất với diện tích gần 2.000 m2, ông Nguyễn Công Nguyên (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn - Ninh Bình) đã đầu tư xây dựng chuồng trại, quy hoạch nuôi các con nuôi đặc sản: Lợn rừng, lợn Mường, baba, gà thuốc, gà Lương Phượng, gà Hoàng Gia, chim bồ câu… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chiều 11-4, theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, những năm gần đây diện tích trồng đậu nành ở các tỉnh ĐBSCL giảm liên tục. Nếu như năm 2009, toàn vùng có hơn 8.932ha đậu nành được trồng ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, TP Cần Thơ…, nay giảm chỉ còn 2.967ha. Trong đó, nhiều nơi trồng đậu nành trọng điểm như huyện Lai Vung, Lấp Vò (Đồng Tháp); huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long)… nông dân ào ạt bỏ cây đậu nành chuyển sang trồng cây khác.

Cách đây hơn 5 năm, khi con tôm thẻ chân trắng mới về xã miền biển Trung Giang, huyện Gio Linh (Quảng Trị) và mang lại thu nhập rất cao cho vài hộ gia đình đã tạo ra “cơn sốt” trong nuôi trồng thủy sản ở địa phương này. Một số người trước đây vốn chỉ quen ra khơi vào lộng, quen nuôi tôm sú, nuôi cua vội gom góp vốn liếng, đất đai để chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng với hy vọng đổi đời nhanh chóng.