Thị Xã Bắc Kạn 30ha Rừng Mỡ Bị Sâu Ong Gây Hại

Trên địa bàn thị xã Bắc Kạn hiện có khoảng 30ha rừng mỡ bị sâu ong gây hại, tập trung ở các thôn Bản Rạo (xã Xuất Hóa); thôn Nà Ỏi, Bản Bung (xã Dương Quang); Nà Chom, Khau Pút (xã Nông Thượng) và gần đây nhất là ở tổ 18, phường Sông Cầu.
Thị xã Bắc Kạn đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức hướng dẫn, triển khai các biện pháp phòng trừ sâu ong đến các địa phương có rừng bị hại. Tuy nhiên, do tốc độ gây hại của sâu ong khá nhanh nên thời gian qua các địa phương trên địa bàn mới tiến hành rắc thuốc được 8/30ha.
Hiện nay sâu ong đang trong giai đoạn nhộng, mật độ sâu phổ biến 8 -15 con/m2, cao 20 -25 con/m2, cá biệt 30 – 35 con/m2, cơ quan chuyên môn đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục theo dõi diễn biến để chủ động phòng trừ. Biện pháp thực hiện chủ yếu là tiến hành xới đất đều và sâu 5 - 10cm, xới rộng hơn tán lá từ 20 - 50cm, tìm và diệt nhộng kết hợp rắc thuốc để diệt trừ sâu ong.
Có thể bạn quan tâm

Trong Hội nghị bàn các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây, con số “tổn thất” sau thu hoạch được lượng hóa là 400.000 tấn/ năm. Tính theo giá thị trường, mỗi năm cả nước mất khoảng 8 nghìn tỷ đồng từ lượng hải sản thất thoát này; tương đương với 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011.

Hiện Quảng Bình như đang “kẹt cứng” giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị, nơi đang có dịch cúm gia cầm.

Nghề nuôi hàu theo quan sát của chúng tôi khá đơn giản và hầu như không có rủi ro. Để chuẩn bị nơi sinh sống cho hàu con, người dân chỉ việc dùng vỏ con hàu cũ đục lỗ nhỏ giữa vỏ, dùng dây cước (dài khoảng 70cm) xâu thành từng xâu, tiếp đến là đóng cọc, làm giàn tre thật chắc chắn, cắm cách bờ sông từ 4-5 mét

Sau hơn 4 năm triển khai Nghị định 115/2008/NĐ-CP (NĐ 115) về miễn giảm thủy lợi phí, nhiều bất cập đã nảy sinh như công trình thủy lợi xuống cấp nhanh, "vênh" diện tích miễn giảm phí, mức thu thủy lợi phí chưa sát với giá thực tế...

Việc các chủ vườn ở Gia Lai sử dụng máy bơm động lực tưới trực tiếp vào từng gốc cây càphê đã tiết kiệm được lượng nước cần thiết.