Thị Xã Bắc Kạn 30ha Rừng Mỡ Bị Sâu Ong Gây Hại

Trên địa bàn thị xã Bắc Kạn hiện có khoảng 30ha rừng mỡ bị sâu ong gây hại, tập trung ở các thôn Bản Rạo (xã Xuất Hóa); thôn Nà Ỏi, Bản Bung (xã Dương Quang); Nà Chom, Khau Pút (xã Nông Thượng) và gần đây nhất là ở tổ 18, phường Sông Cầu.
Thị xã Bắc Kạn đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức hướng dẫn, triển khai các biện pháp phòng trừ sâu ong đến các địa phương có rừng bị hại. Tuy nhiên, do tốc độ gây hại của sâu ong khá nhanh nên thời gian qua các địa phương trên địa bàn mới tiến hành rắc thuốc được 8/30ha.
Hiện nay sâu ong đang trong giai đoạn nhộng, mật độ sâu phổ biến 8 -15 con/m2, cao 20 -25 con/m2, cá biệt 30 – 35 con/m2, cơ quan chuyên môn đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục theo dõi diễn biến để chủ động phòng trừ. Biện pháp thực hiện chủ yếu là tiến hành xới đất đều và sâu 5 - 10cm, xới rộng hơn tán lá từ 20 - 50cm, tìm và diệt nhộng kết hợp rắc thuốc để diệt trừ sâu ong.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, việc áp dụng thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho bò sữa, bò thịt cao sản đang được nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả, có nhiều ưu điểm, góp phần nâng cao chất lượng và số lượng đàn bò nuôi…

Sau một thời gian dài nuôi heo bị thua lỗ, anh Nguyễn Văn Bé Sáu ở ấp Mỹ Nghĩa I (Mỹ Đức Tây, Cái Bè, Tiền Giang) chuyển qua nuôi rắn mối và đã thu được lợi nhuận khá hấp dẫn.

Vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá chẽm (hay còn gọi là cá vược) ở các tỉnh miền Nam đang phát triển mạnh, nhiều mô hình nuôi cá vược trong ao đất ở một số tỉnh như Bạc Liêu, Bến Tre... phát triển rất tốt.

Ngày 26.2, ngành nông nghiệp huyện Đại Lộc (Quảng Nam) phối hợp với Công ty CP Giống cây trồng Trung ương tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất trình diễn 2 giống bắp nếp lai mới HN68 và HN88.

Vụ lạc năm nay, nông dân các địa phương ở Thừa Thiên Huế thu hoạch xong. Khác với mọi năm, lạc đã hái trái, phơi khô nhưng chỉ đóng vào bao cất chứ không bán.