Thị Trường Xuất Khẩu Chính Của Việt Nam Vẫn Là Trung Quốc

Gạo, cao su, than đá, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện… - những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, có thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc trong 6 tháng qua.
Cụ thể, theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan
Gạo: tính đến hết 6 tháng đầu năm nay, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt gần 3,3 triệu tấn. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt hơn 1,3 triệu tấn, có trị giá 576 triệu USD, tăng nhẹ 5,4% về lượng và 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2014, hàng hóa xuất khẩu đạt kim ngạch gần 71,11 tỉ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Cao su: xuất khẩu cao su trong 6 tháng đầu năm sang thị trường Trung Quốc đạt gần 139.000 tấn, trị giá gần 248 triệu USD, giảm 23,6% về lượng và giảm tới 42,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chiếm 39,8% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước 6 tháng qua.
Than đá: Trong 6 tháng đầu năm năm 2014, tổng lượng than xuất khẩu của cả nước giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt gần 4,6 triệu tấn. Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu trong tiêu thụ than đá từ Việt Nam với 2,97 triệu tấn có trị giá 177 triệu USD.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: thị trường Trung Quốc vẫn đứng trước Hoa Kỳ, Hong Kong về lượng nhập khẩu máy vi tính, các sản phẩm điện tử và linh kiện từ Việt Nam.
Dù giảm 18,8% so với cùng kỳ năm 2013, nhưng giá trị xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam trong 6 tháng qua vào Trung Quốc đạt 926 triệu USD, chiếm 20,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Giày dép các loại: Dù đứng sau Mỹ, Nhật Bản và EU nhưng giá trị xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong 6 tháng qua tăng 38,1% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 232 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm

Trong tháng 4/2014, ngành chức năng đã kiểm tra, kiểm dịch hơn 3,8 triệu con tôm post sản xuất trong và ngoài tỉnh Bạc Liêu. Trong đó, kiểm tra 90 xe nhập tỉnh với hơn 1,2 triệu con tôm post, kiểm tra con giống sản xuất trong tỉnh gần 2,6 triệu con tôm post.

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục vì giá heo hơi thấp dưới giá thành sản xuất, người nuôi phải giảm hoặc bỏ đàn. Gần đây, giá heo hơi nhích lên dần và đang ở mức 5,4 -5,5 triệu đồng/tạ, cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Các hộ chăn nuôi rất phấn khởi và đang dần tái, tăng đàn trở lại.

Hiện nay có một thực tế đang tồn tại, đó là tình trạng tôm nuôi công nghiệp bị chết, người dân bơm xả trực tiếp ra môi trường. Hành vi này không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh trên tôm nuôi phát sinh, lây lan.

Những ngày qua, người trồng hồ tiêu ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), thủ phủ hồ tiêu của cả nước, xôn xao việc thương lái nước ngoài thông qua tiểu thương trên địa bàn lùng mua rễ và gốc cây hồ tiêu. Không rõ việc thu mua này nhằm mục đích gì.../ Nghi án thu mua rễ, gốc tiêu để phá hoại kinh tế?

Từ đầu năm đến nay, sản lượng thủy sản do ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa khai thác đạt 23.200 tấn, tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng khai thác biển đạt hơn 22.000 tấn. Sản lượng thủy sản đạt cao là nhờ thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác vụ cá Nam. Do giá một số loại thủy sản tăng và tương đối ổn định nên khuyến khích ngư dân trong tỉnh đồng loạt ra khơi bám biển.