Thị Trường Xuất Khẩu Chính Của Việt Nam Vẫn Là Trung Quốc

Gạo, cao su, than đá, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện… - những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, có thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc trong 6 tháng qua.
Cụ thể, theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan
Gạo: tính đến hết 6 tháng đầu năm nay, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt gần 3,3 triệu tấn. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt hơn 1,3 triệu tấn, có trị giá 576 triệu USD, tăng nhẹ 5,4% về lượng và 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2014, hàng hóa xuất khẩu đạt kim ngạch gần 71,11 tỉ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Cao su: xuất khẩu cao su trong 6 tháng đầu năm sang thị trường Trung Quốc đạt gần 139.000 tấn, trị giá gần 248 triệu USD, giảm 23,6% về lượng và giảm tới 42,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chiếm 39,8% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước 6 tháng qua.
Than đá: Trong 6 tháng đầu năm năm 2014, tổng lượng than xuất khẩu của cả nước giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt gần 4,6 triệu tấn. Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu trong tiêu thụ than đá từ Việt Nam với 2,97 triệu tấn có trị giá 177 triệu USD.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: thị trường Trung Quốc vẫn đứng trước Hoa Kỳ, Hong Kong về lượng nhập khẩu máy vi tính, các sản phẩm điện tử và linh kiện từ Việt Nam.
Dù giảm 18,8% so với cùng kỳ năm 2013, nhưng giá trị xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam trong 6 tháng qua vào Trung Quốc đạt 926 triệu USD, chiếm 20,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Giày dép các loại: Dù đứng sau Mỹ, Nhật Bản và EU nhưng giá trị xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong 6 tháng qua tăng 38,1% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 232 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm

Việc nuôi tôm không tuân thủ khung lịch mùa vụ và khuyến cáo kỹ thuật cộng với khó khăn trong kiểm soát dịch là những lý do khiến dịch bệnh trên tôm phức tạp ngay từ đầu vụ tại một số tỉnh ở Nam Trung Bộ và ĐBSCL.

Tuy không làm giàu nhanh nhưng việc tận dụng ao vườn để thả nuôi các loại thủy - hải sản cũng tạo thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Ông Lê Văn Nhịn ở Ấp 8 (xã Hòa Hiệp - Tam Bình - Vĩnh Long) đã “sống được” với mô hình nuôi tôm càng xanh.

Sau gần 5 năm gắn bó với nghề chăn nuôi, anh Trần Văn Hiếu, thôn Bích La, xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị) đã rút ra một kinh nghiệm quý báu: “Với tiềm năng, thổ nhưỡng ở địa phương, muốn vươn lên khá giả cần phải có sự chuyển đổi trong cách thức làm kinh tế, đồng thời nắm bắt được nhu cầu thị trường và tìm đầu ra thích hợp cho sản phẩm”. Chính ý chí ham học hỏi và quyết tâm làm giàu đã giúp anh Hiếu thành công với mô hình chăn nuôi vịt khép kín.

Trồng dưa leo trong vườn cao su là sáng kiến của anh Hồ Ngọc Phố ở ấp 8C, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước). Tuy mới đưa vào thử nghiệm nhưng bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ ngày 1.7.2012, hàng năm, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước.