Thị Trường Tiêu Thụ Nấm Rơm Chưa Ổn Định

Vụ nấm rơm đông xuân năm nay, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) xuống giống hơn 35ha, tập trung ở các xã ven sông Hậu như: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa... Trong đó, xã Tân Hòa là nơi có diện tích trồng nhiều nhất, nông dân ở đây trồng nấm rơm quanh năm.
Mỗi ngày, toàn huyện Lai Vung xuất bán sang thị trường ngoài tỉnh lượng nấm rơm khoảng 10-15 tấn. Hiện nay tại các điểm thu mua nấm rơm ở huyện Lai Vung, giá nấm rơm tươi đang ở mức cao: 35.000 - 40.000 đồng/kg. Tuy giá nấm cao nhưng nông dân thu lời 1,5 - 2 triệu đồng/1.000m2.
Nấm rơm có giá cao là do vụ vừa qua, sau khi thu hoạch dứt điểm vụ lúa thu đông, nhiều nông dân đã vội đốt đồng để gieo sạ vụ mới. Vì thế, nguyên liệu rơm làm nấm cũng giảm theo, diện tích trồng nấm cũng giảm, dẫn đến nguồn cung cấp nấm rơm tươi ít, trong khi nhu cầu là khá lớn. Được biết, nhu cầu tiêu thụ nấm rơm chủ yếu tập trung tại TP.Hồ Chí Minh, nấm rơm đưa đi bao nhiêu cũng tiêu thụ hết, nhưng nấm rơm cũng tùy theo nguồn cung: cung nhiều thì giá rẻ và ngược lại.
Do giá nấm rơm còn bấp bênh nên người dân trồng nấm cũng chưa thật sự yên tâm về vấn đề đầu ra, sản phẩm hay bị ép giá. Ngoài ra, yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mức lời, lỗ của người trồng nấm. Vào các tháng mưa thường nấm hay bị dộp, chất lượng không tốt, năng suất thấp.
Người trồng nấm thu lời thấp hoặc không có lời. Anh Lê Văn Năm - một hộ dân trồng nấm tại ấp Hòa Bình, xã Tân Hòa cho biết, với diện tích trồng nấm trên 1.500m2, chi phí đầu tư khoảng hơn 45 triệu đồng, sau mùa vụ, anh thu hoạch được hơn 1,2 tấn. “Năng suất nấm rơm năm nay giảm nhiều hơn so với mọi năm và chi phí đầu vào tăng cao nên nhiều hộ dân trồng không có lời nhiều. Sau khi trừ tất cả chi phí gia đình tôi chỉ còn lời khoảng 1-2 triệu đồng”.
Theo ý kiến của nhiều hộ dân trồng nấm rơm, thời gian tới, các ngành chức năng cần lập quy hoạch trồng nấm cho từng vùng nhằm khai thác thế mạnh của địa phương, đồng thời tiến tới tìm đầu ra cho nông dân, tạo hướng đi mới cho nghề trồng nấm phát triển. Từng bước xây dựng phát triển nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung theo mô hình hợp tác xã, nhằm cung ứng cho thị trường sản phẩm nấm đạt chất lượng để xuất khẩu, tạo đầu ra ổn định.
Có thể bạn quan tâm

11 tháng qua, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 487.700 tấn phi lê, tăng 28% so cùng kỳ năm 2010, đạt 1,47 tỷ USD, chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính đến cuối tháng 11/2011, diện tích nuôi cá tra đạt 5.306 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 990.909 tấn

Sáng 25-1, lễ hội ra quân nghề cá năm 2012 - lễ hội truyền thống sáng mùng 3 tết hàng trăm năm qua đã được UBND xã Phổ Thạnh, Đức Phổ (Quảng Ngãi) tổ chức long trọng

Theo một số Giám đốc DN thủy sản: Chưa có năm nào như năm nay, các doanh nghiệp thủy sản gặp cảnh khó khăn trăm bề.

Cá sặc rằn là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, ít tốn kém chi phí, dễ nuôi. Thịt cá chắc ngọt, thơm ngon. Hiện, phong trào nuôi cá sặc rằn đang phát triển mạnh ở nhiều nơi

Vào những ngày đầu năm mới này, về xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành, Hậu Giang), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi bộ mặt nông thôn toàn xã được “lột xác” từng ngày.