Thị Trường Tiêu Thụ Nấm Rơm Chưa Ổn Định

Vụ nấm rơm đông xuân năm nay, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) xuống giống hơn 35ha, tập trung ở các xã ven sông Hậu như: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa... Trong đó, xã Tân Hòa là nơi có diện tích trồng nhiều nhất, nông dân ở đây trồng nấm rơm quanh năm.
Mỗi ngày, toàn huyện Lai Vung xuất bán sang thị trường ngoài tỉnh lượng nấm rơm khoảng 10-15 tấn. Hiện nay tại các điểm thu mua nấm rơm ở huyện Lai Vung, giá nấm rơm tươi đang ở mức cao: 35.000 - 40.000 đồng/kg. Tuy giá nấm cao nhưng nông dân thu lời 1,5 - 2 triệu đồng/1.000m2.
Nấm rơm có giá cao là do vụ vừa qua, sau khi thu hoạch dứt điểm vụ lúa thu đông, nhiều nông dân đã vội đốt đồng để gieo sạ vụ mới. Vì thế, nguyên liệu rơm làm nấm cũng giảm theo, diện tích trồng nấm cũng giảm, dẫn đến nguồn cung cấp nấm rơm tươi ít, trong khi nhu cầu là khá lớn. Được biết, nhu cầu tiêu thụ nấm rơm chủ yếu tập trung tại TP.Hồ Chí Minh, nấm rơm đưa đi bao nhiêu cũng tiêu thụ hết, nhưng nấm rơm cũng tùy theo nguồn cung: cung nhiều thì giá rẻ và ngược lại.
Do giá nấm rơm còn bấp bênh nên người dân trồng nấm cũng chưa thật sự yên tâm về vấn đề đầu ra, sản phẩm hay bị ép giá. Ngoài ra, yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mức lời, lỗ của người trồng nấm. Vào các tháng mưa thường nấm hay bị dộp, chất lượng không tốt, năng suất thấp.
Người trồng nấm thu lời thấp hoặc không có lời. Anh Lê Văn Năm - một hộ dân trồng nấm tại ấp Hòa Bình, xã Tân Hòa cho biết, với diện tích trồng nấm trên 1.500m2, chi phí đầu tư khoảng hơn 45 triệu đồng, sau mùa vụ, anh thu hoạch được hơn 1,2 tấn. “Năng suất nấm rơm năm nay giảm nhiều hơn so với mọi năm và chi phí đầu vào tăng cao nên nhiều hộ dân trồng không có lời nhiều. Sau khi trừ tất cả chi phí gia đình tôi chỉ còn lời khoảng 1-2 triệu đồng”.
Theo ý kiến của nhiều hộ dân trồng nấm rơm, thời gian tới, các ngành chức năng cần lập quy hoạch trồng nấm cho từng vùng nhằm khai thác thế mạnh của địa phương, đồng thời tiến tới tìm đầu ra cho nông dân, tạo hướng đi mới cho nghề trồng nấm phát triển. Từng bước xây dựng phát triển nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung theo mô hình hợp tác xã, nhằm cung ứng cho thị trường sản phẩm nấm đạt chất lượng để xuất khẩu, tạo đầu ra ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, những năm gần đây huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) khuyến khích nông dân chuyển đổi hàng ngàn ha đất gò cao trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu nhằm hạn chế tình trạng khô hạn do thiếu nước tưới. Sau cây đậu phộng, cây bắp giống, đậu bắp giống và đậu xanh giống trồng thử nghiệm trên đất lúa gò cao đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Thu nhập từ các cây trồng mới chịu hạn này cao gấp 1,5 đến 2 lần so cây lúa trước đây.

Chưa bao giờ người trồng tiêu ở Nông trường 25.3, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) lại có một mùa tiêu được giá như năm nay. Và cũng nhờ cây tiêu mà nhiều hộ dân nơi đây đã có cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, trước tình trạng cây tiêu bị chết hàng loạt trong nhiều tháng qua đã khiến nông dân “đứng ngồi không yên”.

Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp triển khai xây dựng các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) với diện tích 86.630ha/524.262ha, chiếm 16,5% tổng diện tích sản xuất cả năm. Trong những tháng đầu năm 2015, tỉnh triển khai xây dựng 62.272ha cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong các cánh đồng liên kết giảm giá thành sản xuất lúa được từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 2 3 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy gần 45.000 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết.

Cây chè được xem là cây trồng chủ lực không chỉ giúp nông dân Lâm Đồng xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, do nhiều nơi sản xuất vẫn còn tự phát, không theo quy hoạch, chưa tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với người sản xuất, nên hiện giá trị sản phẩm chè Lâm Đồng trên thương trường cạnh tranh trong và ngoài nước vẫn còn ở mức “khiêm tốn”.