Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị trường thanh long bị thao túng

Thị trường thanh long bị thao túng
Ngày đăng: 16/09/2015

Hiệp hội Thanh long và Sở Công thương khẳng định chỉ là quy luật cung cầu tự nhiên.

Cơ sở thanh long Ngọc Hà ở H.Hàm Thuận Nam trực tiếp xuất hàng chứ dứt khoát không cho thương lái TQ thuê thu mua.

Đến vùng thanh long H.Hàm Thuận Nam những ngày này, đâu đâu cũng thấy các vựa thanh long do người Trung Quốc (TQ) thuê để thu mua.

Đòi thuê cơ sở rồi nhờ đứng tên

Chị Minh Ngọc, chủ doanh nghiệp Ngọc Hà (ở H.Hàm Thuận), chuyên xuất thanh long đi TQ, kể: “Mình có hai cơ sở đóng gói thanh long nhưng mình chỉ tập trung vào một. Người TQ đến đòi thuê cơ sở của mình và kêu mình đứng tên, nhưng mình không cho.

Làm như thế phụ thuộc họ. Thích mua thì mình bán, tiền trao cháo múc cho chủ động. Cho họ núp sau, sẽ bị phụ thuộc hết”.

Cũng theo chị Ngọc, bây giờ nhiều cơ sở thu mua (đầu nậu) mới mọc lên hai bên đường ở H.Hàm Thuận Nam toàn do người TQ sang thuê mướn. Họ bỏ tiền ra, điều khiển mình từ giá cho đến sản lượng hàng hóa. “Hằng ngày, họ (người TQ - PV) cho giá cho các cơ sở thu mua. Rồi các cơ sở lấy giá đó làm chuẩn để mua hàng, không khi nào có giá ổn định được”, chị Ngọc nói.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT Bình Thuận, toàn tỉnh hiện có 26.000 ha thanh long. Sản lượng trái mỗi năm khoảng 650.000 tấn. Khoảng 80% là xuất sang TQ bằng đường tiểu ngạch, còn lại là tiêu thụ trong nước và các thị trường khó tính khác như châu Âu, Mỹ.

Theo tìm hiểu, chỉ riêng H.Hàm Thuận Nam có gần 120 cơ sở thu mua thanh long xuất khẩu, trong đó có khoảng 30 cơ sở do người TQ trực tiếp điều hành, còn lại họ núp bóng cơ sở thu mua trong nước để thao túng thị trường.

Một cán bộ nông nghiệp của H.Hàm Thuận Nam, cho biết người TQ sang đây với “mác” đi du lịch. Nhưng họ đến tràn lan ở các vườn thanh long và thao túng toàn bộ quá trình mua bán tại đây. “Người nông dân trồng ra trái thanh long nhưng họ không biết được sản phẩm của mình ngày mai sẽ ra sao”, vị cán bộ nông nghiệp của huyện nói.

Ông Võ Huy Hoàng - Giám đốc Công ty rau quả Bình Thuận thì cho biết: “Chúng tôi cũng xuất đi TQ nhưng xuất chính ngạch, có hợp đồng giá cả hẳn hoi cho an tâm. Mình lo được về chất lượng hàng hóa thì bán chính ngạch sẽ giảm bớt rủi ro”. Theo ông Hoàng, thị trường TQ vẫn sẽ quyết định thanh long Bình Thuận nói riêng và thanh long Việt Nam nói chung trong nhiều năm nữa. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải biết đoàn kết để chống đỡ lại sức ép từ thị trường này.

Không có con đường nào khác

Trong khi đó, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Ngô Minh Hùng - Phó giám đốc Sở Công thương Bình Thuận, nhận định: “Thị trường TQ là nơi tiêu thụ trái thanh long của cả nước chứ không riêng gì Bình Thuận. Vì sản lượng tiêu thụ và tiềm năng của thị trường này quá lớn (khoảng 400.000 tấn/năm - PV), nên chỉ cần nó “nhức đầu sổ mũi” là ảnh hưởng đến mình ngay”. Ông Hùng cũng thông tin thêm, hiện nay các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông (TQ) đã trồng thành công thanh long với diện tích khoảng hơn 20.000 ha.

Tuy nhiên, quan điểm của ông Võ Huy Hoàng thì khác: “Chúng ta không lo ngại khi TQ trồng thanh long. Bởi vì với khí hậu đặc thù, trái thanh long Việt Nam luôn có chất lượng và được chính người TQ ưa chuộng hơn sản phẩm họ làm ra”.

Giải pháp để phát triển bền vững trái thanh long, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận Mai Kiều cho biết: “Tỉnh cũng đã khuyến cáo bà con phải sắp xếp lại sản xuất theo hướng hàng hóa chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chứ không tăng thêm diện tích nữa. Hiện nay Bình Thuận đang tập trung hướng dẫn bà con chữa trị các loại dịch bệnh trên trái thanh long. Thanh long bị đổ bỏ chính là loại trái bị sâu hại, không thể xuất khẩu được”.


Có thể bạn quan tâm

Những đại gia trên từng trang báo Những đại gia trên từng trang báo

Chỉ nuôi con gà, con lợn, trồng trọt hay thả cá, nhưng đã có không ít nông dân đã trở thành những tỷ phú, thậm chí là “đại gia”. Suốt gần 1 năm phát động và tổ chức, Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam lần thứ 2, đã có rất nhiều “đại gia” nông dân xuất hiện trên Báo Nông Thôn Ngày Nay.

19/10/2015
Đơn Dương huyện có 6.400 nông dân giỏi Đơn Dương huyện có 6.400 nông dân giỏi

Mới đây, huyện Đơn Dương đã chính thức được công nhận là huyện nông thôn mới (NTM) của tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là huyện NTM đầu tiên của khu vực Tây Nguyên.

19/10/2015
Biến bãi hoang ven sông thành vườn lan tiền tỷ Biến bãi hoang ven sông thành vườn lan tiền tỷ

Từ vốn vay hỗ trợ lãi suất làm nông nghiệp đô thị của TP.HCM, anh Nguyễn Văn Nhật (ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi) đã mạnh dạn đầu tư cải tạo bãi hoang ven sông Sài Gòn để trồng hoa lan.

19/10/2015
Cần gỡ khó cho kinh tế trang trại Cần gỡ khó cho kinh tế trang trại

Từ con số 902 trang trại năm 2010, đến nay Quảng Trị chỉ còn 26 trang trại vì lý do không đạt hai tiêu chí theo Thông tư số 27 của Bộ NNPTNT, 876 trang trại theo tiêu chí cũ bị loại bỏ, hàng loạt nông dân muốn thành lập trang trại nhưng vấp phải tiêu chí nên đành dở dang mơ ước.

19/10/2015
Tinh vi như phân bón giả Tinh vi như phân bón giả

“Sản xuất phân bón giả, kém chất lượng ngày càng tinh vi, liều lĩnh”- ông Đỗ Thanh Lam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) nhận định tại “Hội nghị tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm phòng chống phân bón giả, kém chất lượng” tổ chức tại Thanh Hoá mới đây.

19/10/2015