Thị trường phân bón dồi dào nguồn cung

Trên thị trường thế giới, giá phân bón giảm nhiều ở các thị trường lớn như Nga, Ukraine, Ấn Độ, Trung Quốc… Vào giữa tháng 10/2015, giá ure Yuzhyy giao dịch ở mức 240- 245 USD/tấn (FOB), giảm khoảng 10- 15 USD/tấn so với giữa tháng 9/2015.
Giá chào thầu ure tại Trung Quốc, Ấn Độ xuống thấp do nguồn cung gia tăng.
Tại Trung Quốc, giá DAP duy trì ở mức 440- 450 USD/tấn, giá SA khoảng 120 USD/tấn.
Trong nước, ngày qua, ở Lào Cai, giá các mặt hàng phân bón nhập khẩu vẫn trong xu hướng giảm.
Phân bón DAP Vân Thiên Hóa hạt xanh 64%, bao tiếng Anh, giá khoảng 470 USD/tấn.
Ghi nhận tại Hải Phòng cũng cho thấy, mặt hàng phân bón giao dịch chậm, ngoại trừ mặt hàng nguyên liệu cho sản xuất như SA, Amon nhưng cũng giao dịch ở mức rất thấp.
Riêng ure vẫn đang trên đà đi xuống.
Cụ thể, ure Trung Quốc hạt trong, dao động trong khoảng 7.350- 7.400 đồng/kg; ure Trung Quốc hạt đục 7.700- 7.750 đồng/kg; ure Phú Mỹ 7.800- 7.850 đồng/kg; ure Hà Bắc 7.750- 7.800 đồng/kg; ure Ninh Bình 7.550- 7.600 đồng/kg.
Tại Đà Nẵng, do đã hết vụ chăm bón nên thị trường phân bón giao dịch mua bán rất ít, giá ure Phú Mỹ 7.650- 7.700 đ/kg.
Tại miền Tây Nam bộ, giá các mặt hàng phân bón đều giảm nhẹ, lượng hàng tiêu thụ thấp.
Giá ure hạt trong và hạt đục (Trung Quốc) xấp xỉ 7.000 đồng/kg...
Giá phân bón thời gian gần đây liên tục giảm do giá phân bón quốc tế giảm, lượng hàng nhập khẩu cao nhưng thực tế tiêu thụ tại nội địa rất thấp vì đã hết mùa vụ, đầu ra chủ yếu các đơn hàng cung ứng nhỏ lẻ.
Các nhà sản xuất trong nước nhập hàng cầm chừng để chờ thị trường sôi động hơn.
Từ tháng 11 tới, cả nước sẽ chuẩn bị cho vụ đông xuân.
Ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - dự báo, tổng nhu cầu phân bón các loại cho vụ đông xuân khoảng hơn 4 triệu tấn, trong đó urê là 970 ngàn tấn.
Bên cạnh thuận lợi là giá phân bón cả thế giới và trong nước đều giảm, nguồn cung ổn định thì hiện nay, các nhà máy sản xuất phân bón trong nước cũng đang trong thời gian hoạt động ổn định và chạy hết công suất.
Chính vì thế, dự kiến lượng phân bón cho vụ đông xuân sẽ khá dồi dào.
Tại chợ đầu mối Trần Xuân Soạn (TP.Hồ Chí Minh), giá phân bón ổn định trong suốt những tháng qua, giá ure hiện đang giao dịch ở mức 7.400- 7.800 đồng/kg.
Theo Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo), Nhà máy đạm Phú Mỹ đang được vận hành ổn định với 100% công suất thiết kế và sẽ cung ứng ra thị trường gần 400.000 tấn đạm Phú Mỹ, đáp ứng trên 40% nhu cầu phân đạm trong vụ đông xuân.
Đồng thời, từ đầu tháng 9/2015, các lô hàng được PVFCCo nhập khẩu từ các nhà cung cấp chất lượng, uy tín tại các nước phát triển như Nga, Hàn Quốc cũng đã cập cảng, đóng bao, gồm: 30.000 tấn NPK, 35.000 tấn kali, 15.000 tấn DAP.
Dự báo, tổng nhu cầu phân bón các loại cho vụ đông xuân khoảng hơn 4 triệu tấn, trong đó có 970 ngàn tấn ure.
Hiện các nhà máy sản xuất phân bón trong nước đang hoạt động ổn định và chạy hết công suất.
Có thể bạn quan tâm

Vùng đất đỏ ba zan huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích hơn 3.000 ha, trải dài trên địa bàn 3 xã Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Thành, thuân lợi để phát triển các cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu. Thời kỳ Nông trường Tân Lâm những năm 1980-1995, cây hồ tiêu ở Cam Lộ phát triển cực thịnh với quy mô tập trung hơn 1.500 ha, được đầu tư hạ tầng đồng bộ, quy trình thâm canh áp dụng thống nhất, là đặc sản “vàng đen” làm giàu cho cả vùng.

Với mục tiêu lựa chọn giống lúa thuần mới, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai trên địa bàn tỉnh, đồng thời có khả năng kháng một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu nhằm bổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa chủ lực của tỉnh, vụ đông xuân 2014 -2015 Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình tổ chức khảo nghiệm giống lúa SV 181 (Sao Việt 181) tại HTX Trung Đơn (xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, Quảng Trị). Mô hình được thực hiện tập trung với quy mô 1 ha trên chất đất thịt nhẹ với 5 hộ tham gia.

Ở những tháng đầu năm nay, tình hình sản xuất tôm giống trong tỉnh Bình Thuận ước đạt khoảng 5 tỷ con, giảm 15% so cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do thời tiết lạnh kéo dài, người nuôi hạn chế thả giống. Nhu cầu mua tôm giống ở các tỉnh miền Tây và miền Trung không cao nên các cơ sở giảm sản xuất.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, nhu cầu lượng giống tôm càng xanh để nuôi trong toàn tỉnh An Giang khá cao, khoảng 40 – 50 triệu con giống. Tuy nhiên, khả năng cung cấp giống của tỉnh rất thấp khoảng 15 triệu con, do vậy người nuôi phải nhập từ các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL, như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre….

Dịch bệnh xảy ra và diễn biến phức tạp ngay trong vụ nuôi đầu năm khiến tôm chết hàng hoạt, hoặc chậm phát triển. Về nguyên nhân dịch bệnh, ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: