Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Trường Đài Loan Nhiều Triển Vọng Của Cua Ghẹ Việt Nam

Thị Trường Đài Loan Nhiều Triển Vọng Của Cua Ghẹ Việt Nam
Ngày đăng: 27/03/2014

Theo thống kê Hải quan Việt Nam, tổng giá trị XK cua ghẹ này tính đến 15/2/2014 đạt gần 11 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị XK tập trung tăng mạnh tại 3 thị trường chính là Mỹ, Canada và Đài Loan, tốc độ tăng trưởng XK đều đạt từ 2 - 3 con số, trong khi XK sang EU, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN vẫn giảm giá trị NK từ 3 - 37%.

Nổi bật trong giai đoạn này là thị trường Đài Loan, mặc dù giá trị NK còn khá khiêm tốn chỉ chiếm khoảng gần 4% tổng XK của cả nước nhưng Đài Loan lần đầu tiên lọt vào danh sách 8 nhà NK lớn nhất của cua ghẹ Việt Nam từ đầu năm đến nay với trên 400.000 USD. Điểm đáng lưu ý nữa là, thị trường này đã ghi dấu ấn quan trọng khi vượt qua Canada và Australia để tiến lên vị trí thứ 6 và thay thế Hàn Quốc trong bảng xếp hạng các nhà NK lớn của cua ghẹ Việt Nam.

Đài Loan là thị trường có nền sản xuất nông nghiệp khá khó khăn và thường phụ thuộc nhiều vào hàng NK nên thị trường này cũng mở ra nhiều cơ hội đối với các sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

Trước đây, Đài Loan vẫn chưa được các DN XK cua ghẹ trong nước quan tâm nhiều do giá trị XK thấp và tốc độ tăng trưởng NK chậm. Nhưng sang năm 2014, thị trường này đã tạo được “sức hút” đối với các nhà XK Việt Nam bởi con số tăng trưởng XK tăng mạnh đột biến đến 3 con số tương ứng 371,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một tín hiệu tốt về thị trường NK giúp các DN XK trong nước mở rộng và đổi mới cách tiếp cận thị trường, nhất là đối với những thị trường nhỏ nhưng khá nhiều triển vọng.

Theo thống kê của Trade Map, 11 tháng đầu năm 2013, Đài Loan NK sản phẩm cua ghẹ đông lạnh, còn vỏ hoặc bỏ vỏ, hấp chín các loại (HS 030614) từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng giá trị đạt 21,3 triệu USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong đó, Đài Loan NK nhiều nhất mặt hàng này từ Chile với giá trị NK dẫn đầu là 9,7 triệu USD, chiếm 45% thị phần. Trong khi, Việt Nam đứng 8 với giá trị 235.000 USD. Tuy nhiên, 11 tháng đầu năm 2013, NK nhóm mặt hàng này vào Đài Loan từ hầu hết các thị trường Châu Á đều có xu hướng tăng, trong đó tăng mạnh NK chủ yếu từ Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Philippines,… riêng NK từ Việt Nam giảm 14%. Ngoài ra, NK từ Chile và Canada cũng giảm lần lượt là 16% và 36% so với cùng kỳ năm 2012.


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam bắt đầu từ đâu Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam bắt đầu từ đâu

Có thương hiệu, gạo Thái Lan được xuất khẩu với giá gấp hơn 2 lần gạo Việt Nam. Trong khi đó, gạo "made in Việt Nam" giờ vẫn chưa có tên, chưa có giá.

24/09/2015
Lưu ý khi sử dụng phụ phẩm khí sinh học nuôi cá Lưu ý khi sử dụng phụ phẩm khí sinh học nuôi cá

Một trong những tính ưu việt thể hiện rõ nét nhất đó là công nghệ khí sinh học đã giải quyết được tình trạng ô nhiễm do chất thải chăn nuôi gây nên, tiết kiệm được tiền chất đốt phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, nuôi trồng thủy sản và nhiều lợi ích khác.

24/09/2015
Cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và tiếp tục chết Cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và tiếp tục chết

Nhiều hộ nuôi giấu thông tin. Tôm, cua, hàu… cũng bị thiệt hại

24/09/2015
Đổi đời nhờ nuôi cá bóp Đổi đời nhờ nuôi cá bóp

Những năm gần đây, mô hình nuôi cá bóp lồng bè trên đảo Hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) phát triển mạnh. Mô hình này đã giúp dân Hòn Chuối có cuộc sống ổn định hơn…

24/09/2015
Tăng cường quản lý, sản xuất tôm nuôi nước lợ 4 tháng cuối năm 2015 Tăng cường quản lý, sản xuất tôm nuôi nước lợ 4 tháng cuối năm 2015

UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 17/9/2015 về việc tăng cường quản lý, sản xuất tôm nuôi nước lợ các tháng cuối năm 2015.

24/09/2015