Thị Trường Cá Tra Khởi Sắc Ở An Giang

Theo Sở Công Thương tỉnh An Giang, thị trường tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu cá tra trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu khởi sắc.
Giá cá tra nguyên liệu các loại đều được các cơ sở chế biến thu mua với giá tăng hơn trong từng tuần; cụ thể là giá cá tra thịt trắng (loại từ 0,8 kg đến 1 kg/con) có giá từ 23.000 đồng đến 23.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; giá cá tra thịt hồng (loại từ 0,8 kg đến 1 kg/con) có giá từ 22.700 đồng đến 23.000 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg.
Riêng loại cá tra thịt vàng lại có xu hướng tăng mạnh, giá thu mua tăng cao hơn các loại khác cá loại từ 0,8 kg đến 1 kg/con có giá từ 22.000 đồng đến 22.300 đ/kg, tăng từ 300 đồng đến 500 đồng/kg.
Theo bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang, tình hình tiêu thụ cá tra nguyên liệu trên địa bàn tỉnh vào thời điểm này đang có chiều hướng phát triển tốt. Thị trường xuất khẩu cá tra đến các nước trên thế giới đang khởi sắc dần, nhu cầu đặt mua cá phục vụ cho các lễ hội và dịp Tết dương lịch sắp tới tăng lên.
Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn bước đầu đã tiếp cận được nguồn vốn vay lãi suất thấp nên đã triển khai đẩy mạnh thu mua, chế biến cá tra xuất khẩu và tiêu thụ trong nội địa.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp thu mua, chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang đã thu mua đạt 89.000 tấn cá nguyên liệu, bằng 91% so cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp cũng đã chế biến, xuất khẩu đạt 92.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 262 triệu USD, tăng 6% về số lượng và tăng 13% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Là cây trồng đặc sản nổi tiếng, khoai lang Ngọc Vừng có vị thơm, ngọt đặc biệt, củ to, được du khách ưa chuộng. Trong những năm qua, dù được đầu tư phát triển thế nhưng cây trồng đặc sản này đang gặp khó khăn do đầu ra không ổn định.

Xã Viễn Sơn (Yên Bái) có diện tích trồng quế lớn nhất, nhì huyện Văn Yên. Cây quế góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp người dân vươn lên làm giàu. đồng bào Dao nơi đây coi cây quế như một sản vật truyền thống.

Bà con nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ - Hòa Bình) đang thu hoạch bí xanh – một trong những cây họ bầu bí giảm nghèo chủ lực trên vùng đất còn nhiều khó khăn này. Thông thường mọi năm, các hộ chỉ trồng bí vụ đông xuân. Tuy nhiên, gần đây, cây bí xanh được bà con trồng tăng vụ ở vụ hè thu. Đáng mừng là nỗ lực chuyển đổi của bà con đã được bù đắp xứng đáng nhờ bí xanh trái vụ được giá, được mùa. Mới có ít ngày thu hoạch thời điểm trung tuần tháng 8 đã mang về hàng chục triệu đồng cho các hộ, cá biệt có hộ thu trên, dưới 100 triệu đồng.

Nam Hả Trong là thôn có nhiều hộ trồng địa liền của xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh). Kinh tế chủ lực của thôn là phát triển lâm nghiệp, nhưng luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu đất rừng, đã buộc xã Nam Sơn phải có phương án làm sao trên cùng một diện tích đất có thể thu được nhiều nguồn lợi. Một trong những nguồn lợi ấy là trồng cây địa liền xen kẽ trên các diện tích trồng keo.

Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.