Thị trường cà phê bất ổn

Đầu vụ 2015/16 thời tiết rét bất thường, cây cà phê bị nhiễm “cúm” khi ra hoa, cây rụng lá hàng loạt, rồi sau đó lại bị ảnh hưởng của sương muối. Chỉ trong vòng 3 ngày, toàn tỉnh Lâm Đồng đã có 700 ha cà phê bị chết hoặc có dấu hiệu ngừng sinh trưởng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của hai vụ tiếp theo. Đến nay lại phải đối mặt với thời tiết khô hạn.
Giá cà phê trên thị trường bán khống (paper market) đang ở mức thấp, nhưng giá trên thị trường hàng thực (physical market) lại cao hơn. Hiện nay Brazil bán với mức giá +300 USD, Indonesia +150 USD, ở Việt Nam +60 USD, trước đây ở mức giá trừ lùi -150. Mức giá hiện nay quá thấp (38.600đ/kg) khiến nông dân và nhà xuất khẩu đều bị thua lỗ, nhất là các doanh nghiệp tham gia thị trường bán hàng trừ lùi.
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng cà phê xuất khẩu tháng 4 chỉ đạt 110.000 tấn với kim ngạch đạt khoảng 225 triệu USD. 4 tháng đầu năm, lượng cà phê xuất khẩu chỉ đạt khoảng 465.000 tấn với 968 triệu USD kim ngạch, giảm 41,8% về lượng và giảm 39,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng giảm đã kéo theo lượng hàng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng tồn kho trong dân không còn nhiều như các nguồn thông tin nước ngoài đã đưa.
Với tình hình bất ổn của thời tiết, hạn hán nghiêm trọng, tỷ lệ diện tích cây cà phê già cỗi vẫn tiếp tục tăng trên 30%. Dự báo, sản lượng và xuất khẩu cà phê niên vụ tới 2015/16 tiếp tục giảm hơn nữa.
Có thể bạn quan tâm

Có tới 30% số hoa quả TQ kiểm tra có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng, nhưng, lượng hàng rau, củ, quả của TQ chuyển về các chợ TPHCM hay Hà Nội vẫn không giảm.

Ông Trần Văn Vinh, một người dân xã Nâm N’Jang (Đắk Song) cho biết: "Gia đình tôi trồng được 2 ha tiêu đang trong thời kỳ kinh doanh, những năm trước đây năng suất vườn tiêu đạt hơn 3-4 tấn/ha. Thế nhưng gần nửa tháng nay, vườn tiêu đang xanh tốt bỗng nhiên đổ bệnh rủ lá chết hàng loạt. Đến nay, 1,3 ha (tương đương 1.300 trụ tiêu) đã bị chết khô, gây thiệt hại hơn 700 triệu đồng".

Những năm qua hưởng ứng cuộc vận động “cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” (NTM) huyện Phù Ninh đã tích cực triển khai thực hiện ở 18/18 xã, ưu tiên bố trí các nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Vùng sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP được thành phố quy hoạch đến năm 2017 có quy mô tối thiểu 50 ha trên địa bàn 4 xã Nghi Ân, Nghi Liên, Nghi Kim và Hưng Đông; mang lại thu nhập tối thiểu 150 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, người dân đang lúng túng với mô hình sản xuất này.

Chiều qua 12.6, ông Lê Hữu Châu - Phó phòng NN&PTNT Quế Sơn cho biết, do nắng nóng trên diện rộng, hàng loạt hồ chứa và đập dâng cạn kiệt nước nên hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 300ha lúa hè thu đang trong giai đoạn mạ non bị khô hạn nghiêm trọng.