Thị Trường Cá Giống Qua Đông Cung Cơ Bản Đủ Cầu

Vụ đông 2013 là năm thứ hai các địa phương tiến hành lưu đông cá giống theo chương trình hỗ trợ của UBND tỉnh Bắc Ninh. Thời điểm này, những đơn vị cung ứng đã chuẩn bị đầy đủ và giao cá cho các cơ sở nuôi với số lượng, chất lượng đảm bảo.
Theo đánh giá, vụ nuôi cá qua đông năm 2012, tỷ lệ sống bình quân của cá giống là 65,1%, trong đó rô phi 68,3%, cá chim trắng 62,2%. Số lượng đàn cá ương qua đông chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nuôi thương phẩm của chính các hộ lưu giữ cá và các hộ nuôi thâm canh trong vùng, đã tạo điều kiện cho các hộ chủ động nguồn giống lớn, sớm đưa vào nuôi cá thâm canh, nuôi tăng vụ. Với tổng diện tích ương nuôi là 56ha, tăng gần gấp đôi so với năm 2012, chương trình nuôi giữ cá giống qua đông theo hỗ trợ tiếp tục được triển khai trong năm nay tại 6 địa phương: thành phố Bắc Ninh; các huyện Thuận Thành, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong và Tiên Du nhu cầu cá giống dự kiến là gần 28 triệu con.
Trong đó, 5/6 đơn vị đã được lựa chọn để cung ứng cá giống lưu giữ qua đông đóng trên địa bàn tỉnh gồm HTX giống thủy sản Nam Sơn, Công ty Sông Thiên Đức, Xí nghiệp Thái Giang, Công ty TNHH Dung Đạt và Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1. Ông Phan Đình Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bắc Ninh nhận định: “Về cơ bản, các cơ sở cung ứng giống trong tỉnh có số lượng sản xuất khá lớn, chất lượng đảm bảo, có thể đáp ứng được nhu cầu của các hộ nuôi giữ trong tỉnh và còn cung ứng sang tỉnh khác. Cá giống trước khi giao cho các hộ được công bố tiêu chuẩn chất lượng, ghi nhãn hàng hóa theo quy định”.
HTX giống thủy sản Nam Sơn, đơn vị cung ứng giống chủ lực trong tỉnh, mỗi năm sản xuất đến 25 triệu con giống, đã chuẩn bị khoảng 8 triệu con giống cho vụ ương qua đông, đến thời điểm này đã giao được hơn 1 triệu con giống. Công ty Sông Thiên Đức cũng ký hợp đồng giao 10 triệu con cá giống chim trắng, đến nay đã giao được gần 8,5 triệu con. Năm nay, giá thành con giống theo chương trình hỗ trợ giảm do kích cỡ cá giao cho các hộ nhỏ hơn, từ 1500-2000 con/kg. Theo đó, cá chim trắng được hỗ trợ 300 đồng/con, cá rô phi đơn tính được hỗ trợ 400 đồng/con. Với kích cỡ cá nhỏ như vậy, các công ty cung ứng giống đã phối hợp chặt chẽ với các hộ nuôi giữ để tư vấn kỹ thuật chăm sóc cá.
Trong khi đó, trên thị trường tự do, người dân tỏ ra ưa chuộng loại cá có kích cỡ lớn hơn như 300 con/kg hoặc 500 con/kg. Ông Trần Đình Tập, một hộ bán cá giống ở thôn Lai Tê, xã Trung Chính, Lương Tài cho biết, cá giống to có tỷ lệ sống cao hơn, phù hợp với các hộ nuôi có diện tích ao không lớn và chưa có kinh nghiệm. Về loại cá, một số nông dân tỏ ra ưa chuộng dòng nhập ngoại như rô phi lai sa, rô phi đường nghiệp do có ưu thế về sinh trưởng. Tuy nhiên, qua ghi nhận một vài năm, các dòng cá nhập ngoại có chất lượng không ổn định và phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc xuất xứ.
Theo ông Phan Đình Tuấn, chất lượng giống quyết định phần lớn năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế trong nuôi thủy sản. Nếu chủ động về giống, kiểm dịch an toàn dịch bệnh sẽ đem đến thành công trong sản xuất thủy sản. Vì vậy, các hộ muốn nuôi giữ cá qua đông cần tìm đến các cơ sở cung ứng giống có uy tín trên địa bàn tỉnh để được cung cấp cá giống đảm bảo. Ngoài ra, trước những diễn biến khó lường của thời tiết, các hộ nuôi giữ cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện chống rét cho cá.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hỗ trợ 80 tấn hóa chất Chlorine để xử lý mầm bệnh, xử lý môi trường vùng nuôi tôm nước lợ của tỉnh. Hiện diện tích tôm chết trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã có dấu hiệu lây lan, phải được khống chế kịp thời, nhưng lượng hóa chất Chlorine của Bộ NN&PTNT cấp cho tỉnh năm 2012 đến nay đã sử dụng hết.

Nhiều ý kiến cho rằng nếu cứ mãi duy trì kiểu độc quyền xuất khẩu gạo như hiện nay thì chỉ làm cho giá gạo ngày càng xuống thấp và người chịu thiệt vẫn là nông dân

Ngày 06/5/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Hội Nông dân phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa mở lớp tập huấn kỹ thuật nuôi sò huyết thương phẩm cho bà con nông dân. Tham dự lớp tập huấn có trên 40 hội viên, nông dân tại địa phương.

Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tiềm năng về kinh tế. Ngoài sản lượng lúa ổn định hàng năm trên 2,8 triệu tấn, thủy sản là thế mạnh thứ hai với chủ lực là con cá tra, mỗi năm xuất khẩu sản phẩm đông lạnh trên dưới 120.000 tấn. Những năm gần đây, con tôm càng xanh được lãnh đạo các địa phương quan tâm với mô hình nuôi trên ruộng lúa mùa nước nổi. Diện tích nuôi tôm ngày càng gia tăng. Giá trị kinh tế từ con tôm càng xanh ngày càng được khẳng định.