Thí Điểm Trồng Hẹ Theo VietGAP

Nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng thu nhập cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông Chợ Gạo (Tiền Giang) đang thực hiện thí điểm mô hình sản xuất hẹ theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bình Phục Nhứt.
Mô hình này được thực hiện tại ấp Bình Khương 1 trên diện tích 3 ha của 24 hộ nông dân. Theo đó, nông dân được hỗ trợ phân hữu cơ và được chuyển giao kỹ thuật trồng hẹ, trong đó, thường xuyên được tập huấn cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đúng theo quy trình sản xuất VietGAP. Qua sản xuất thực tế, hiện nông dân trong mô hình sản xuất hẹ theo VietGAP đã thu hoạch được 2 đợt sản phẩm, với năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha/đợt, cao hơn 10% so với trước đây, nhất là chi phí đầu tư sản xuất giảm gần 2 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng từ 1 đến 3 triệu đồng/ha.
Theo đánh giá của nông dân, ưu điểm của mô hình sản xuất hẹ theo quy trình VietGAP là có thể tăng từ 2 đến 3 đợt thu hoạch/vụ, hạn chế được sâu bệnh, nhất là giảm được công lao động, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Toàn huyện Chợ Gạo hiện có 250 ha hẹ, tập trung ở các xã: Bình Phục Nhứt, Bình Phan, Long Bình Điền,… Với giá bán bình quân trên 8 ngàn đồng/kg, thời gian qua, cây hẹ mang lại cuộc sống ổn định cho nông dân, được các địa phương này khuyến khích thâm canh tăng vụ để tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Anh Hà Văn Dương, người quản lý bè cá giới thiệu, các loài cá nuôi trong các ô chuồng chủ yếu là Rô phi đơn tính, cá Lăng, Chép 3 máu, Trắm đen, Diêu hồng và cá Ngạnh sông.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, rót chén trà xanh mời khách ông Quý nhớ lại, trước kia ông cũng như bao gia đình khác trong xã thu nhập chính chủ yếu trông vào hai vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước khi đến với mô hình nuôi ba ba, ông từng áp dụng nhiều mô hình chăn nuôi khác nhưng hiệu quả kinh tế không cao, cái nghèo vẫn luôn đeo bám ông và gia đình.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ba huyện ven biển tham mưu UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban có liên quan và UBND các xã nuôi tôm biển khẩn trương tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất và thả giống tuân thủ theo lịch thời vụ đã ban hành.

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 423ha mặt nước nuôi cá tra thâm canh, trong đó đang thả nuôi là 278,5ha, giảm 9,7% (30ha) so năm 2012. Giá cá tra nguyên liệu hiện từ 21.000 - 23.500 đ/kg nhưng giá thành sản xuất lên khoảng 23.000 - 24.000 đ/kg nên người nuôi tiếp tục theo lỗ.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2014, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ nâng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 800.000 ha mặt nước, tăng 5.000 ha so năm 2013. Nhờ vậy, sản lượng thủy sản ở khu vực này sẽ đạt 2,4 triệu tấn, tăng hơn 400.000 tấn.