Thí Điểm Trồng Hẹ Theo VietGAP

Nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng thu nhập cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông Chợ Gạo (Tiền Giang) đang thực hiện thí điểm mô hình sản xuất hẹ theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bình Phục Nhứt.
Mô hình này được thực hiện tại ấp Bình Khương 1 trên diện tích 3 ha của 24 hộ nông dân. Theo đó, nông dân được hỗ trợ phân hữu cơ và được chuyển giao kỹ thuật trồng hẹ, trong đó, thường xuyên được tập huấn cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đúng theo quy trình sản xuất VietGAP. Qua sản xuất thực tế, hiện nông dân trong mô hình sản xuất hẹ theo VietGAP đã thu hoạch được 2 đợt sản phẩm, với năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha/đợt, cao hơn 10% so với trước đây, nhất là chi phí đầu tư sản xuất giảm gần 2 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng từ 1 đến 3 triệu đồng/ha.
Theo đánh giá của nông dân, ưu điểm của mô hình sản xuất hẹ theo quy trình VietGAP là có thể tăng từ 2 đến 3 đợt thu hoạch/vụ, hạn chế được sâu bệnh, nhất là giảm được công lao động, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Toàn huyện Chợ Gạo hiện có 250 ha hẹ, tập trung ở các xã: Bình Phục Nhứt, Bình Phan, Long Bình Điền,… Với giá bán bình quân trên 8 ngàn đồng/kg, thời gian qua, cây hẹ mang lại cuộc sống ổn định cho nông dân, được các địa phương này khuyến khích thâm canh tăng vụ để tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến đầu tháng 7, có 24 nghìn tấn vải thiều đã được xuất khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai tới thị trường Trung Quốc, đạt giá trị (theo khai báo hải quan) 10,8 triệu USD. Trong đó, sản lượng vải thiều xuất khẩu chính ngạch chiếm ưu thế với 20.100 tấn.

Hiện nay, nông dân ở Đắc Lắc đang bước vào vụ thu hoạch bơ nên các hoạt động mua bán bơ diễn ra tấp nập tại các địa phương trong tỉnh. Năm nay, bơ được mùa lại được giá nên người trồng bơ hết sức phấn khởi.

Ngày 30/6/2015, Trung tâm chất lượng nông, lâm, thủy sản vùng 1 đã có kết quả phân tích chất lượng an toàn thực phẩm đối với các mẫu dưa được lấy tại một số hộ dân thôn Nà Hai, xã Quảng Khê (Ba Bể - Bắc Kạn) do Sở NN và PTNT thôn gửi đi đề nghị xét nghiệm.

Một số nhà vườn ở huyện Định Quán (Đồng Nai) đã đưa vào trồng thử giống mãng cầu ta không hạt và hiện đã cho trái. Mãng cầu ta không hạt hiện được thị trường khá ưa chuộng vì mùi vị ngọt thanh, thịt trắng dai, không có hạt.

Dù công chăm sóc khó nhọc hơn những loại cây khác nhưng trồng nhiều loại cây ăn trái trên cùng đơn vị diện tích đã mang lại hiệu quả cao cho không ít gia đình. Ở xã Bình Sơn (Bù Gia Mập - Bình Phước) vườn cây ăn trái của gia đình anh Nguyễn Hồng Phương ở thôn Phú Châu cho lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.