Thí điểm thành công việc quản lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn

Mô hình được triển khai vào đầu năm 2014 trên 3ha của 4 hộ dân tại ấp Phước Hòa, xã Đông Phước A. Theo đó, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang hỗ trợ 30% phân, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời cử cán bộ thường xuyên theo dõi, hướng dẫn khoa học kỹ thuật như: cắt nhánh, tỉa cành, xử lý ra hoa đậu trái, phòng trừ các loại dịch hại, đặc biệt là bệnh chổi rồng…
Đến nay, mô hình thử nghiệm cho thấy dịch bệnh chổi rồng được khống chế, cụ thể là sau khi cắt nhánh, tỉa cành những nhánh bị bệnh, tỷ lệ đâm chồi đạt trên 80%. Tại đây, đoàn đánh giá cao kết quả của mô hình, xem đây là sự thành công bước đầu. Theo dự kiến vào khoảng đầu năm 2016, sẽ tổ chức hội thảo nhằm rút kết kinh nghiệm cũng như trao đổi khoa học kỹ thuật để nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã góp phần giúp nông dân huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) hồi sinh nghề trồng dâu nuôi tằm.

Vụ đông được coi là vụ sản xuất đem lại nhiều thu nhập cho nông dân, và Bộ NNPTNT cũng đã chủ trương đưa vụ đông lên thành vụ sản xuất chính trong năm nay.

Triển khai từ năm 2013, đề án “Ngân hàng bò” của Hội Nông dân (ND) huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An nhanh chóng được nhân rộng, đỡ cho hàng chục hộ ND có vốn là con giống để phát triển chăn nuôi, từng bước thoát nghèo.

Đặt mục tiêu là kênh thông tin, hướng dẫn nông dân đến với các thương hiệu, sản phẩm có chất lượng, hướng tới nền nông nghiệp sạch, hữu cơ bền vững… “Festival Nông nghiệp 2015” thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan đến công viên Gia Định những ngày qua.

Dung dịch CO 2,4D (hóa chất rất độc hại) giúp tiêu diệt các vi sinh vật bám vào trái cây, từ đó giúp trái cây nhìn tươi ngon hơn, cứng hơn, bảo quản được rất lâu.